5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương
3.2.2. Thực trạng về nguồn nhân lự c việc làm
a. Nguồn nhân lực của tỉnh: Được thể hiện thông qua hệ thống đào tạo các bậc học khác nhau.
- Về học sinh phổ thông được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.10. Học sinh phổ thông của tỉnh Phú Thọ các năm
Năm 2007-2008 Năm 2008-2009 Năm 2009-2010 STT Chỉ tiêu Tổng số Tr. Đó Nữ Tổng số Tr. Đó Nữ Tổng số Tr. Đó Nữ Tổng số 234.531 115.425 220.137 108.103 213.365 105.193 Tỷ lệ nữ (%) 49,2 49,1 49,3 I Theo loại hình 1 Công lập 215.897 106.430 207.062 102.208 204.211 100.602 2 Ngoài công lập 18.634 8.995 13.075 5.895 9.154 4.591 Tỷ lệ ngoài c.lập(%) (%) 7,94 (48,3) 5,94 (45,1) 4,29 (50%) II Theo cấp học 1 Tiểu học 91.024 44.202 90.012 44.099 91.738 44.869 Tỷ lệ nữ (%) 48,56 48,99 48,91 Lớp 1 18.930 9.166 18.345 8.988 20.523 10.165 2 Trung học cơ sở 94.031 45.144 40.657 77.691 38.074 Tỷ lệ nữ (%) 48,0 48,32 49,0 - Lớp 6 20.428 9.543 18.311 9.194 3 Trung học phổ thông 49.476 26.079 45.994 23.347 43.631 22.143 Tỷ lệ nữ (%) 52,71 50,76 50,75 - Lớp 10 14.554 7.441 14.626 7.459
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của tỉnh tiếp tục phát triển, quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng, cơ sở vật chất trường
học được tăng cường. Tỷ lệ kiên cố hóa trường học năm 2010 đạt 75,6%, trong đó tiểu học 74,2%; trung học cơ sở 86,3%; Trung học phổ thông 91,6%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học đạt 99,8%; đi học Trung học cơ sở đạt 98,1% và trung học phổ thông đạt 56,8%. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được bổ sung, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa của Bộ giáo dục và đào tạo, năm 2010 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn bậc tiểu học là 99,9%, trung học cơ sở là 97,9%, trung học phổ thông là 96,2%. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 374 trường được công nhận chuẩn quốc gia, trong đó 91 trường mầm non, 198 trường tiểu học, 61 trường trung học cơ sở và 01 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đại trà xếp vào khá so với cả nước, tỷ lệ các kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt tương đối cao trên 90%, kết quả thi cao đẳng đại học đạt khá (trên 40%).
Học sinh phổ thông của tỉnh có xu hướng giảm dần, năm học 2007- 2008 là 234.531 em, nhưng đến năm học 2008-2009 giảm xuống 220.137 em và năm học 2009-2010 tiếp tục giảm còn 213.365 em, bình quân mỗi năm giảm 7.055 học sinh. Học sinh giảm chủ yếu ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn tới, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, tổ chức tuyển mới dạy nghề đối tượng tốt nghiệp THCS khoảng 5-6 nghìn học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông còn lại sẽ học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực rất quý sẽ cung cấp lao động cho các ngành kinh tế trong tỉnh.
- Hệ thống đào tạo và dạy nghề trên địa bàn:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 83 cở sở đào tạo, dạy nghề, trong đó trung ương quản lý 08 cơ sở (01 Đại học, 03 cao đẳng, 05 trường cao đẳng nghề và trung cấp.
Bảng 3.11. Hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh
STT Cơ sở đào tạo Tổng số
(Cơ sở)
I Đào tạo chuyên nghiệp 15
1 Đại học 02
2 Cao đẳng 06
2 Trung học chuyên nghiệp và tương đương 07
II Đào tạo nghề 23
1 Cao đẳng nghề 04
2 Trung cấp nghề 05
3 Trung tâm dạy nghề 14
Tổng số 38
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở GD&ĐT và Cục Thống kê tỉnh
Ngoài ra 38 cơ sở đào tạo nêu trên, còn có 13 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện có tham gia đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; 13 trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đào tạo trung cấp lý luận chính trị; và một số cơ sở dạy nghề của các tổ chức, hội, doanh nghiệp trên địa bàn.
Với 38 cơ sở đào tạo, hàng năm đã tổ chức tuyển sinh trên 100 mã ngành nghề đào tạo, trong đó trêm 40 mã ngành đào tạo đại học, trên 40 mã ngành đào tạo cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; gần 20 mã ngành đào tạo cao đẳng nghề; trên 30 mã ngành trung cấp nghề và gần 40 mã nghành đào tạo sơ cấp nghề. Do đó quy mô đào tạo được mở rộng, năm 2010 là 92,4 nghìn học sinh (tăng 36,3 nghìn học sinh so với năm 2009); trong đó đào tạo chuyên nghiệp 63,4 nghìn học sinh, đào tạo nghề cho 29 nghìn học sinh. Cơ cấu tuyển mới đào tạo năm 2010 có sự thay đổi đáng kể, tuyển mới đào tạo chuyên nghiệp 24,2 nghìn học sinh, chiếm 51,8%, tuyển mới đào tạo nghề 22,5 nghìn học sinh, chiếm 48,2%. Tổng số học sinh tốt nghiệp, ra trường bổ sung thêm vào lực lượng lao động xã hội năm 2010 là 41,6 nghìn người, trong đó lao
dộng có trình độ Đại học là 2,0% nghìn người; cao đẳng 9,1 nghìn người, trung cấp 10,8 nghìn người và công nhân qua đào tạo là 19,7 nghìn người.
Quy mô, mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh được chú trọng và phát triển với tốc độ tương đối nhanh: Năm 2001 quy mô đào tạo 19,8 nghìn học sinh, sinh viên; Năm 2005 quy mô đào tạo tăng lên 40,7 nghìn học sinh; Năm 2009 là 56,1 nghìn học sinh và năm 2010 tăng lên 92,4 nghìn học sinh. Sau 9 năm quy mô đào tạo tăng gấp 4,67 lần.
Như vậy, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ (cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh, về quy mô (năm 2010) chiếm 38,3%; trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề chiếm 35,7%, sơ cấp nghề và đào tạo nghề thường xuyên chỉ chiếm 26%.
Bảng 3.12. Kết quả đào tạo Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2011 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
ĐVT: Người
Quy mô học sinh STT Tên trường, cơ sở đào
tạo và dạy nghề
Tổng số cán bộ,
giáo viên Tổng số Dài hạn
Tuyển mới
Tốt nghiệp
Tổng số 3.296 92.405 56.056 46.642 41.595
1 Đào tạo chuyên nghiệp 2.320 63.383 51.032 24.166 21.902
- Tỷ lệ (%) so tổng số 70,4 68,6 91,0 51,8 52,7
- Đại học 410 5.994 3.185 1.845 2.002
- Cao đẳng 1.314 27.789 20.232 8.704 9.087
- Trung học chuyên nghiệp 456 29.600 27.615 13.617 10.815
2 Đào tạo nghề 976 20.022 5.024 22.476 19.693
- Tỷ lệ (%) so tổng số 29,6 31,4 9,0 48,2 47,3
- Cao đẳng nghề 346 1.615 1.615 815 765
- Trung học chuyên nghiệp 300 18.259 12.940 11.954
- Sơ cấp nghề 273 18.259 12.940 11.954
Dạy nghề thường xuyên 57 5.739 5.739 5.739
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở GD&ĐT và Cục Thống kê tỉnh
Về cơ cấu đào tạo: tỷ trọng quy mô đào tạo chuyên nghiệp (năm 2010) chiếm 68,6%, đào tạo nghề chiếm 31,4%, tỷ lệ quy mô đào tạo cấp bằng tốt
nghiệp chiếm 74%, cấp chứng chỉ nghề chiếm 19,8%, cấp giấy chứng nhận chiếm 6,2%. Số học sinh được đào tạo tại các trường, cơ sở đã tốt nghiệp ra trường hàng năm từ 18 - 20 nghìn học sinh, đặc biệt năm 2010 học sinh tốt nghiệp ra trường tăng lên 41,6 nghìn người. Đây là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ thường xuyên cung cấp cho các ngành kinh tế trong tỉnh, là yếu tố ảnh hướng tích cực thuận lợi đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là điều kiện rất tốt của lao động đi tìm kiếm việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
b. Về thực trạng việc làm
Trước diễn biến chung của nền kinh tế, giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng cao gây thêm khó khăn cho đời sống của người lao động có việc làm trong nông thôn, đặc biệt là lực lượng lao động phổ thông ngoài tỉnh đến làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Theo đó, dạy nghề, tạo việc làm ổn định có thu nhập là mục tiêu đặt ra nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thực trạng, đó là một số lớn lao động chưa có việc làm, một số lao động chưa có việc làm ổn định còn cao, một số lao động không biết làm gì, học gì để tiếp tục lao động. Tình trạng này đã và đang diễn ra, sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tới mà hướng khắc phục của nó thì vẫn rất nan giải.
Trong tỉnh năm 2011 số người trong độ tuổi lao động trên 800 nghìn người, Tỷ lệ thất nghiệp cao chiếm 2,2 %, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn thấp chỉ đạt 70%, bên cạnh đó mỗi năm có tới 23 nghìn người bước vào độ tuổi lao động, trong khi mỗi năm trước đây tỉnh Phú Thọ chỉ giải quyết việc làm được dưới 21 nghìn người, trong đó chỉ tạo được 7,2 nghìn chỗ làm mới.
Về tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các dự án phải dừng giãn tiến độ để có các giải pháp kịp thời, tạo điều kiện cho người lao động mất việc làm nhanh chóng tìm được
việc làm khác. Trong năm 2011, bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều chính sách thu hút, phấn đấu giải quyết việc làm và tạo đủ việc làm cho 20,500 lao động, bảo đảm cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cho các ngành nghề sản xuất của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng công tác tuyên truyền vận động người nghèo tham gia học nghề để có được tay nghề cần thiết, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và xã hội hóa công tác dạy nghề đối với người nghèo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tự tạo việc làm theo định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tư vấn giải quyết việc làm, mở rộng địa bàn và tăng phiên giao dịch việc làm ở các Trung tâm giới thiệu việc làm; liên kết với các tỉnh và các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho người lao động.
Những năm qua để giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tỉnh đã căn cứ vào Quyết định số 81/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và Thông tư số 06 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn để thực hiện. Bước đầu nhiều lao động đã đi học nghề và dần chuyển đổi công việc, đa số những lao động trong độ tuổi, được đào tạo nghề đều đã tìm được việc làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, một số làm dịch vụ buôn bán nhỏ. Những lao động chưa có tay nghề, chưa tìm được việc làm phù hợp, những người gần hết tuổi lao động không đảm bảo sức khoẻ thì sinh hoạt tại gia đình.
Tính từ năm 2006-2010, tỉnh Phú Thọ đã tiến hành thu hồi và giao đất cho các dự án, trong đó phần lớn là đất lúa, đất trồng màu và đất nuôi trồng thủy sản. Đáng chú ý quá trình thu hồi đất thực hiện dự án, nhiều hộ nông dân đã mất 50-70% thậm chí 100% đất sản xuất. Không còn đất canh tác bắt buộc người nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp, song vấn đề là chuyển đổi nghề như thế nào và thời gian bao lâu để người nông dân thích nghi với nghề mới, có thu nhập ổn định đang là một câu hỏi đặt ra? Có ý kiến cho rằng: Chuyển
đổi nghề cho nông dân quả thực không phải một sớm một chiều là xong, bởi bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực và yếu tố năng động nhạy bén với nghề mới của chính những người nông dân cũng rất cần sự hỗ trợ chuyển đổi nghề của các cấp chính quyền cơ sở, nhất là từ phía UBND các cấp. Bởi trong quá trình chuyển đổi nghề người nông dân vẫn phải trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình, nuôi con ăn học.
Bên cạnh đó để giải quyết vấn đề việc làm cho nông dân, nhất là những hộ không còn đất để sản xuất, tỉnh đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, chuyển đổi nghề, khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, gà sinh học, bò thịt cao sản, phát triển các ngành nghề dịch vụ: mộc, nề, cơ khí, các hoạt động dịch vụ nhỏ… Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất khó khăn nhất là những đối tượng lao động ở độ tuổi trên 35. Qua khảo sát thực tế cho thấy giải quyết việc làm cho độ tuổi dưới 35 không khó bằng độ tuổi từ trên 35 - 60, bởi ở độ tuổi này có những hạn chế về sức khoẻ, việc tiếp thu học nghề cũng khó khăn hơn lớp trẻ và khó nhất vẫn là kiếm được việc làm ổn định, bởi thực tế hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động chỉ tuyển người ở độ tuổi dưới 35.
Bước đầu để tháo gỡ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của địa phương: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội CCB, Đoàn thanh niên đẩy mạnh việc nhận uỷ thác vay vốn của Ngân hàng chính sách đáp ứng vốn vay phát triển sản xuất cho các hộ dân, khuyến khích thành lập và phát triển các hội: Hội làm vườn, Hội sinh vật cảnh, Hội Đông y... nhằm thu hút hội viên. Phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong tỉnh để mở các lớp hướng nghiệp dạy nghề, tăng cường xuất khẩu lao động. Đoàn thanh niên thường xuyên duy trì một bộ phận thường trực để tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đây cũng là những giải pháp tháo gỡ tích cực của địa phương song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân, nhất là những hộ không còn đất sản xuất cũng còn khó khăn lắm, do nhận thức của nhân dân khu vực nông
nghiệp chậm chuyển biến. Một bộ phận nhân dân có tư tưởng thoả mãn với cuộc sống, trông chờ có dự án đi qua để lấy tiền đền bù mà không tính lâu dài sẽ phải làm gì để phát triển, ổn định đời sống. Về phía chính quyền địa phương, tỉnh Phú Thọ cũng đang trăn trở trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các khu nông nghiệp trước tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh như hiện nay. Thực tế với lớp trẻ từ 18- 30 theo đánh giá thì không đáng lo, vì lực lượng này rất dễ tìm việc làm phù hợp với khả năng và trình độ, có thể tạo điều kiện cho học ngành nghề phù hợp. Đối với các hộ gia đình các thị trấn xen kẽ thành thị với nông thôn, khu phi nông nghiệp nằm trong vùng nông thôn cũng không phải băn khoăn, bởi họ rất nhạy bén với cơ chế thị trường. Vấn đề là ở những hộ thuần tuý sản xuất nông nghiệp, sau khi đất đai bị thu hồi thì những lao động ở độ tuổi từ 40 trở lên sẽ phải chuyển đổi nghề như thế nào khi mà bằng cấp không, trình độ chuyên môn không…
Một thực tế trong nông thôn hiện nay, diện tích ít, lại manh mún, độ phì nhiêu kém; hệ thống thuỷ lợi không đồng bộ và còn bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công các dự án khiến mương máng một số bị ách tắc, gây úng lụt cục bộ… dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi kém, hiệu quả sản xuất không cao. Để tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo bằng nhiều văn bản để các hộ dân chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá, mũi nhọn là nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tham gia chế biến nông sản thực phẩm kết hợp chăn nuôi và trồng hoa cây cảnh.
Cũng phải thấy thực tiễn là tỉnh Phú Thọ đang lúng túng trong việc Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn từ năm 2010-