Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 73 - 75)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ

Điểm mạnh Điểm yếu

- Vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi.

- Tài nguyên thiên nhiên ưu đãi: Khoáng sản, rừng, sông, hồ…

- Nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động khá trẻ, nhóm từ 15-39 tuổi chiếm gần 41%.

- Có quy hoạch dài hạn các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và phát triển nguồn lực trên địa bàn.

- Xu hướng đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều thị trấn, thị tứ trong nông thôn.

- Lao động phổ thông là chủ yếu. Thiếu việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp.

- Chất lượng lao động thấp: Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. - Nhiều chính sách về lao động và việc làm ở nông thôn nhưng thực thi còn nhiều bất cập.

- Dạy nghề chủ yếu tập trung mô hình thí điểm, mở rộng tới các huyện còn hạn chế.

- Đào tạo nghề chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, nhu

- Tỉnh có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư rất cụ thể.

- Lãnh đạo các cấp của tỉnh năng động, nhạy bén.

cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, chưa phù hợp với điều kiện của người học.

- Người lao động thiếu định hướng nghề nghiệp. Thông tin về thị trường lao động còn nhiều hạn chế.

- Chưa xã hội hóa trong đào tạo nghề.

Cơ hội Thách thức

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tích cực trong nhiều năm: tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần.

- Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là cơ hội tốt để tăng vốn đầu tư, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sẽ tạo được việc làm cho lao động nông thôn. - Cơ sở hạ tầng từng bước hoàn chỉnh mang tính hiện đại, thu hút vốn, nhân lực các vùng phụ cận, tăng việc làm trong dự án đầu tư.

- Chương trình Xây dựng nông thôn mới của Chính phủ là động lực thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông thôn tạo việc làm cho lao động tại chỗ trong nông thôn của tỉnh.

- Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và trực tiếp là Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

- Sự phân hóa Giàu nghèo ngày càng rõ rệt ngay trong nông thôn của cả tỉnh, giữa nông thôn các huyện.

- Có nguy cơ tụt hậu so với các địa phương khác thể hiện ở Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (CPI).

- Thu nhập dân cư nông thôn thấp dẫn tới sự đầu tư các cơ sở sản xuất, trang trại khó phát triển.

- Phát sinh tệ nạn xã hội, an ninh,trật tự xã hội.

- Nguy cơ môi trường sinh thái bị ô nhiễm tăng lên.

- Nguồn nguyên liệu ngày dần cạn. - Kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, làm cho cầu tiêu dùng giảm rất lớn trong nông thôn.

Chương 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 2012- 2015

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)