Thực trạng về công tác giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh của

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 68)

2.4.Thực trạng về công tác giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Công tác giáo dục văn hóa trang phục trong nhà trường phổ thông hiện nay đã và đang được tiến hành lồng ghép vào nhiều hoạt động hữu ích.

Trước hết phải kể đến việc giáo dục học sinh thông nội quy nề nếp mà nhà trường đề ra. Nội quy của các trường đều ghi rõ trên bản tin, bản thông báo trong từng lớp học, và in trong sổ liên lạc phụ huynh học sinh. Trong quy định của nhà trường ghi rõ đồng phục học sinh khi tới trường, những ngày trong tuần phải mặc đồng phục và những ngày được mặc trang phục tự do. Nội quy nhà trường được thầy hiệu trưởng đọc và phân tích vào thời gian đầu năm học, trong những giờ chào cờ đầu tuần nhằm khắc sâu ý nghĩa cho học sinh hiểu và thực hiện theo. Nội quy của nhà trường cũng ghi rõ mức phạt theo từng cấp độ nếu vi phạm. Hàng tháng việc thực hiện mặc đồng phục nhà trường cũng là một tiêu chí thi đua để cộng điểm hàng tháng. Như vậy, học sinh sẽ tự giác thực hiện việc mặc trang phục một cách tự giác hơn.

Bên cạnh những trang phục được nhà trường lựa chọn và thiết kế để làm đồng phục thì các trường cũng khuyến khích học sinh mặc quốc phục trong những ngày lễ lớn. Ví dụ như con gái thì có áo dài truyền thống, hoặc các trang phục dân tộc riêng biệt,…Việc khuyến khích học sinh mặc như vậy cũng là một quá trình giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, và nhắc nhở các thế hệ học sinh nhớ về cội nguồn của mình.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thẳng vào thực tế hiện nay là ở hầu hết các trường THPT đều có hiện tượng học sinh ăn mặc thiếu tính trong sáng tuổi học trò làm mất đi vẻ tinh khiết của môi trường mô phạm. Học sinh nhuộm tóc màu xanh đỏ, chải keo, vuốt keo, học sinh nữ thì đi dép cao gót, ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặc thiếu vải với mục đích là phô trương hình thể. Thầy cô giáo thường xuyên nhắc nhở thậm chí còn nêu tên trước cờ. Nhưng có lẽ đây vẫn là hình thức cảnh cáo quá nhẹ nhàng khiến cho học sinh k nhận thức được vấn đề. Giáo viên chủ nhiệm cũng đã có những biện pháp tác động trực tiếp gặp riêng từng em học sinh để giáo dục lại tư tưởng nhưng hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra.

Thực trạng văn hóa trang phục của học sinh THPT hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo nghiên cứu của chúng tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng bậc nhất phải kể tới chính là những bất cập trong công tác giáo dục thẩm mỹ hiện nay tại các trường THPT và gia đình học sinh. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến các nhóm đối tượng để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

*Khách thể nghiên cứu:

- Cán bộ quản lý (cấp trưởng các bộ môn trở lên, ban giám hiệu, bí thư và phó bí thư đoàn, chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn): 20

- GVCN lớp: 80 giáo viên chia đều cho 04 trường - Phụ huynh học sinh: 70

*Kết quả:

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục trang phục cho học sinh THPT

Ý kiến trả lời

Phụ huynh học sinh Cán bộ quản lý Giáo viên

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất quan trọng 0 % 20 100 % 76 95%% Quan trọng 65 92,9% 0 0 % 2 2,5% Ít quan trọng 5 7,1% 0 0 % 2 2,5% Không quan trọng 0 0% 0 0 % 0 0 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khảo sát 3 đối tượng GVCN, cán bộ quản lý và gia đình học sinh có thể thấy rằng quan điểm về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục trang phục nói riêng về cơ bản là đồng nhất. Tuy nhiên, trong nhóm GVCN và PHHS vẫn còn một bộ phận nhỏ nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là một bộ phận GVCN không sát sao với việc quản lý, theo dõi và hướng dẫn học sinh lớp mình chủ nhiệm về chuyện ăn mặc. Tương tự như vậy, trong các gia đình mà cha mẹ không quan tâm và định hướng chuyện ăn mặc cho con cái thì hệ quả tất yếu là số học sinh trong các gia đình này nguy cơ lệch chuẩn trong ăn mặc và thị hiếu thẩm mỹ cao hơn nhiều so với những học sinh trong các gia đình được dạy dỗ cẩn thận về vấn đề này.

Điều này cũng bổ sung thêm một khía cạnh về nguyên nhân đi xuống của văn hóa học đường nói chung và văn hóa trang phục nói riêng trong một bộ phận học sinh THPT tại các trường. Chính do sự thiếu quan tâm sát sao của thầy cô giáo nên những trường hợp đã vi phạm thì mức độ vi phạm lại tiếp tục tăng, những trường hợp đang có xu hướng lệch lạc thì không có một rào cản nào ngăn trở nên nhanh chóng đi vào con đường sa ngã. Trong các gia đình, bố mẹ không định hướng và cũng không theo dõi sát sao con cái, trong khi lại cho các em tiền để tha hồ mua sắm, ăn chơi tùy thích thì tất yếu sẽ xuất hiện hiện tượng chơi trội, thể hiện đẳng cấp dân chơi và chạy theo trào lưu mốt thời trang trong một bộ phận học sinh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh ăn mặc trang phục “thiếu văn hóa” đến trường là do lệch chuẩn trong thị hiếu thẩm mỹ - hệ quả của những hạn chế trong giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục trang phục nói riêng trong trường THPT hiện nay.

Rất nhiều ý kiến cho rằng chương trình giáo dục thẩm mĩ nói chung rất phong phú, rất nhiều bài học nhưng chương trình chưa xác định rõ những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm chất cơ bản của nhân cách con người Việt Nam như thế nào. Các bài học nặng lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn trong lòng trẻ, hình thành nhân cách không rõ nét, trẻ dễ bị tác động hoàn cảnh xã hội.

Việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh đã và đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cấp bách nhưng vai trò không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội.

Bảng 2.7. Những khó khăn trong quá trình GD thị hiếu thẩm mỹ cho HS (Phiếu hỏi GVCN)

STT Các khó khăn thường gặp Tán thành

1 Tác động của truyền thông đa phương tiện 69

2 Sự lệch chuẩn giá trị ngày càng phổ biến trong đời sống 45

3 Tâm sinh lý đặc thù của lứa tuổi vị thành niên 78

4 Nội dung giáo dục thẩm mỹ còn nặng về lý thuyết, thiếu

tính thực tiễn

30

5 Thiếu sự phối hợp của cha mẹ HS 40

6 HS phải học nhiều, khó tổ chức các hoạt động ngoại khóa 14

7 Kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS hạn chế 26

8 Thiếu sự lồng ghép nội dung giáo dục thẩm mỹ trong các bộ môn khoa học xã hội

22

9 Lớp có quá nhiều đối tượng học sinh phức tạp 35

10 Đoàn TN của trường hoạt động chưa đa dạng, sát sao 29

11 Ý kiến khác 12

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi từ phía các GVCN thì những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giáo dục thẩm mỹ trong trường THPT còn hạn chế, bất cập: do tác động mạnh của truyền thông, do lệch chuẩn giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong môi trường xung quanh học sinh, do tâm sinh lý đặc thù của lứa tuổi vị thành niên. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác chúng tôi sẽ phân tích chung trong phần sau của nội dung chương này.

Về phía các trường học, việc giáo dục thẩm mĩ từ bậc phổ thông đến đại học có nhiều bất ổn. Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Chương trình giáo dục đạo đức; giáo dục Công dân thì quá ôm đồm nặng nề, xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày cho học sinh. Cùng quan điểm này, cô Dương Thị Thu Ninh, Hiệu trưởng trường THPT Sông Công nhấn mạnh: “Nhiều năm qua, chúng ta giáo dục thẩm mĩ theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung giáo dục nào cũng có, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ đến phương thức giáo dục, hình thức giáo dục phù hợp. Trong giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, các em phải được tôn trọng thật sự, phải từ bỏ cách giáo dục áp đặt, nhồi nhét, khô cứng.”

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 68)