Thực trạng mặc đồng phục của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 61)

Ở tất cả 4 trường THPT trên đều có quy định cụ thể về trang phục của học sinh khi đến trường. Trang phục chính được sử dụng là đồng phục. Đồng phục được quy định mặc vào thứ hai hàng tuần và ít nhất 2 hoặc 3 buổi khác trong tuần. Ngoài những buổi mặc đồng phục, học sinh được phép ăn mặc tự do theo sở thích. Trong các trường phổ thông hiện nay khi quy định về nền nếp học sinh đều có hẳn một phần ghi cụ thể về cách ăn mặc của học sinh. Cụ thể như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ở trường THPT Chu Văn An và Sông Công, ngay trong phần đầu về quy định nền nếp đã ghi rõ:

QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC

1.- Học sinh nam: Mặc áo trắng mang phù hiệu trường có thêu tên trên ngực trái, áo bỏ trong quần, quần màu xanh dương hoặc đen. Trong giờ thể dục có trang phục thể thao đồng phục do nhà trường thiết kế, đồng thời học sinh phải mang giày bata đến trường. Học sinh không được mặc quần jean, kaki đến lớp; đầu tóc phải gọn gàng tuyệt đối không được nhuộm.

2.- Học sinh nữ: Mặc áo dài trắng có cổ, bên trong có áo lá, quần trắng hoặc đen và may phù hiệu trường có thêu tên trên ngực trái, mang giày hoặc dép có quai hậu (không mang guốc).

Lưu ý: Học sinh đến trường ngoài giờ học, sinh hoạt ngoại khóa : Phải

đảm bảo quy định đồng phục, thuận tiện. Trong giờ học TDTT học sinh phải mặc đồng phục thống nhất theo quy định, mang giày bata.

- Ở trường THPT Lương Ngọc Quyến và Lê Hồng Phong trong nội quy học sinh quy định:

Về hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục (Theo điều 40 Điều lệ trường

trung học):

- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh phải có văn hóa, phù hợp với

đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học;

- Không được bôi son, đánh phấn; sơn móng tay, chân; nhuộm tóc, đeo đồ trang sức để trang điểm;

- Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trường.

Nam: quần tây, áo sơ mi bỏ vào quần, mang dép có quai hậu Nữ: áo dài trắng, quần trắng, mang giầy và dép có quai hậu

Và ngay từ đầu năm học tất cả các trường đều sinh hoạt với học sinh về nội quy, quy định nề nếp trong các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cờ cũng như trong các buổi họp cha mẹ phụ huynh học sinh. Đồng thời trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên nhắc nhở các em về trang phục khi đi học cũng như đi sinh hoạt ngoại khóa v.v…

Qua tổng hợp số liệu thống kê số học sinh vi phạm quy định mặc đồng phục từ Tổ Cờ đỏ của 04 trường, ta có thể lập bảng số liệu (lấy số liệu trung bình):

Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh THPT vi phạm quy định mặc đồng phục STT Các hình thức vi phạm Thứ 2 (% Tỷ lệ học sinh vi phạm/tổng số học sinh) Các buổi khác quy định mặc đồng phục (% Tỷ lệ học sinh vi phạm/tổng số học sinh) 1 Không mặc đồng phục 5% 8,5% 2 Đồng phục không đầy đủ: (bao gồm các hình thức: không mang dép quai hậu (nữ), giầy (nam); Không đeo thẻ…)

11,6% 15,7%

3 Đồng phục không đúng

quy cách (sai kiểu dáng, sai cách mặc…)

13,2% 14,7%

TỶ LỆ HS VI PHẠM/ TỔNG SỐ HS

29,8% 37,9%

Theo bảng số liệu này có thể thấy phần đông học sinh THPT chấp hành tốt quy định về mặc đồng phục của các trường. Điều này cho thấy về cơ bản, đồng phục là trang phục được đại đa số học sinh hưởng ứng và tự nguyện thực hiện. Một phần do những quy định và sự kiểm tra, theo dõi từ phía nhà trường. Một phần quan trong hơn là ý thức về giá trị của bộ đồng phục học đường được học sinh THPT nâng niu và gìn giữ nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh vi phạm quy định mặc đồng phục, mặc dù số lượng này không nhiều. Thứ hai đầu tuần thường diễn ra nghi lễ chào cờ tại các trường nên học sinh thực hiện quy định mặc đồng phục đông đảo hơn, số học sinh vi phạm quy định về mặc đồng phục cũng ít hơn so với các buổi học có quy định mặc đồng phục khác.

Bảng số liệu cho thấy bên cạnh số học sinh không mặc đồng phục (vi phạm hoàn toàn nội quy) thì còn có một số lượng không ít học sinh tuy mặc đồng phục nhưng lại không đúng quy cách. Điều này chứng tỏ đối với bộ phận này, mặc đồng phục thực chất xuất phát từ sự bắt buộc của quy định, các em mặc là để đối phó với sự kiểm tra của nhà trường. Trong khi đó, bản thân các em lại không mấy mặn mà với bộ trang phục này.

Vậy nguyên nhân vì đâu mà một bộ phận học sinh THPT trong các 04 trường trên lại không mấy mặn mà với đồng phục trường. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhóm học sinh vi phạm quy định mặc đồng phục tại 04 trường, (trên bảng hỏi, học sinh có thể chọn cùng lúc nhiều nguyên nhân), kết quả cho thấy nhiều nguyên nhân đa dạng.

Bảng 2.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mặc đồng phục của học sinh STT Trường THPT Số lượng phiếu phát ra Đồng phục đơn điệu, không đẹp (% đồng ý) Đồng phục không tiện lợi (% đồng ý) Chất lượng đồng phục xấu (% đồng ý) Không thể hiện được cá tính (% đồng ý) Không “khoe” được hình thể (% đồng ý) 1 Sông Công 100 63,6% 55,7% 23,8% 10,4% 5,8% 2 Lê Hồng Phong 100 55,5% 63% 18,7% 11,7% 8,7% 3 Chu Văn An 100 66,7% 47% 17% 8,9% 7,% 4 Lương Ngọc Quyến 100 70,7% 44% 21% 6,7% 7,9%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả trên bảng số liệu cho thấy nhóm HS vi phạm quy định mặc đồng phục của các trường đều do nhiều nguyên nhân đa dạng. Tỷ lệ lớn trong nhóm này đều cho rằng các em không thích mặc đồng phục do đồng phục đơn điệu, không đẹp, không tiện lợi. Qua phỏng vấn học sinh có thể thấy rõ hơn nhóm HS đồng ý với nguyên nhân này phần nhiều đều thuộc các gia đình có hoàn cảnh kinh tế từ trung bình khá trở lên. Đồng thời đây cũng là nhóm học sinh có mặt bằng kết quả học tập chỉ ở dạng trung bình và trung bình khá. Do đó, có thể giải thích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của học sinh là do tâm lý của các em. Điều kiện kinh tế gia đình khá, mục tiêu học tập không phải là hàng đầu nên các em hướng đến quan tâm nhiều hơn về cái ăn cái mặc là tâm lý thông thường.

Một nguyên nhân khác cần phải nhìn nhận cho thẳng thắn rằng qua bảng số liệu này rằng về đồng phục của các trường cũng còn nhiều điều phải bàn đến. Nhiều trường THPT hiện nay vẫn chưa có quan tâm đầy đủ và sâu sát đến chuyện đồng phục của học sinh. Nhà trường vẫn áp dụng nguyên mẫu đồng phục từ chục năm trước nên lạc hậu về kiểu dáng, không phù hợp với tâm lý thích làm đẹp của lứa tuổi học sinh 16-18. Hơn nữa, trước ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông, đặc biệt là các trào lưu thời trang đến từ Hàn Quốc, Hồng Koong, Mỹ…lứa tuổi học sinh đặc biệt nhạy cảm và thích đổi mới style liên tục. Do đó, các em càng không mấy mặn mà với đồng phục. Theo như cách nói của nhiều em khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn thì trong mắt các em, đồng phục trường trông “quê”/ “hai lúa” tức ý chỉ đồng phục lạc hậu về kiểu dáng, không thể hiện được tính trẻ trung, hiện đại.

Lứa tuổi học sinh cũng thường xuyên tham gia hoạt động với cường độ lớn. Xu hướng các em thích những bộ trang phục có tính ứng dụng cao trong mọi hoàn cảnh, vừa tiện lợi, vừa thể hiện được sự năng động, hiện đại. Tiếc rằng điều này trang phục đồng phục lại không thể hiện được. Đó cũng là nguyên nhân khiến các em ngại mặc đồng phục, nhất là trong thời tiết oi bức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh còn tỏ thái độ e ngại cả với trang phục áo dài ở tiêu chí bất tiện, kém năng động của nó.

Về chuyện may đồng phục cũng có vấn đề đáng phải lưu tâm qua sự phản ánh của các em. Đồng phục trường thường hợp đồng với cơ sở may đồng loạt. Do đó khó tránh khỏi tình trạng chất lượng đồng phục không đảm bảo khiến HS khi nhận được bộ đồng phục đều cảm thấy không thích thú và ngại mặc.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một nhóm nhỏ HS không thích mặc đồng phục lại xuất phát từ tham vọng khẳng định “Cái Tôi”. Đồng phục mặc toàn trường là giống nhau giúp HS xóa nhòa khoảng cách giàu nghèo, tạo nên môi trường sư phạm hòa đồng, bình đẳng. Tiếc rằng đó lại không phải là nhận thức chung của toàn bộ HS. Số HS con các gia đình khá giả hoặc những trường hợp cá biệt HS thích ăn chơi đua đòi lại không coi trọng các giá trị của bộ đồng phục mà chỉ thích chưng diện, thích mặc những bộ trang phục để thể hiện đẳng cấp của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 61)