Một số quan điểm xưa và nay về cái đẹp

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

Ăn mặc phù hợp hay không phù hợp, đẹp hay xấu…tất cả phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của từng cá nhân. Đối với mỗi cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể lại có quan niệm riêng biệt về cái đẹp, từ đó hình thành nên gu thẩm mỹ riêng và thể hiện gu thẩm mỹ đó qua cách lựa chọn và ăn vận trang phục. Như vậy, để hướng tới trọng tâm nghiên cứu của đề tài về vấn đề trang phục học đường hiện nay xấu hay đẹp, ta cần phải làm rõ nội hàm của CÁI ĐẸP.

Đẹp – tiếng gọi muôn thuở của con người. Có thể nói, không hướng đến cái Đẹp nhân loại không có sự phát triển, không có nền văn minh. Cái Đẹp được quan niệm không đồng nhất trong lịch sử. Từng thời đại, từng khu vực địa lý trên thế giới, từng dòng triết học lại có quan niệm về cái đẹp khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin nêu một vài quan điểm về cái đẹp nổi bật ở phương Đông và phương Tây.

Tại phương Đông, triết học cổ điển Trung Quốc từ rất sớm đã đề cập đến khái niệm cái đẹp. Đối với Nho giáo, thì mỹ chính là thiện, tận thiện, tận mỹ tồn tại trong một sự vật hiện tượng, là tiêu chuẩn và yêu cầu cao nhất của cái đẹp. Mỗi nhà tư tưởng có yếu tố này trội hơn yếu tố kia. Khổng Tử quan niệm: mỹ tức là thiện. Thiện chủ yếu là sự bình giá có tính công lợi của sự vật.

Mạnh Tử từ góc độ nhân tính đã cho rằng, cái đẹp luôn có trong mọi người. Nhưng theo ông, cái hư trong đời đã làm mất đi sự giống nhau đó ở mỗi người. Nên ông quan niệm: “làm cho đầy đặn gọi là đẹp”. Vậy nên cái đẹp theo ông là thống nhất với cái thiện, thêm tín vào nữa là sự thống nhất Chân - Thiện - Mỹ.

Tuân Tử cho rằng: cái đẹp của con người thể hiện ở sự tu dưỡng đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đạo giáo tuyệt đối hóa tư tưởng tương đối để phủ nhận sự tồn tại của cái đẹp bình thường. Theo họ, mỹ là thiện và nhân vi thế tục có thể chuyển thành cái xấu, cho nên nó không thể trở thành cái mỹ, cái thiện chân chính; chẳng có cái gì để có thể gọi là cái mỹ và cái thiện chân chính cả - nó là cái hư vô.

Theo các đạo gia, cái đẹp chân chính là Đạo. Đạo là “cái đại” tuyệt đối,

“cái phác” tức là cái bản tính, là phép tắc tự nhiên của vạn vật. Cái đại nằm trong hình thái của sự vật, không nhìn thấy, không sờ thấy. Đạo giáo chủ trương cái đẹp tự nhiên (đạo là cái đẹp tối cao), nó khác xa với quan điểm thẩm mỹ của Nho giáo.

Phật giáo coi cảnh giới Niết bàn siêu thực, cái “không”, cái “trung đạo” dứt bỏ mọi quan hệ nhân duyên, không còn giới hạn chủ thể khách thể là cảnh giới tối cao của cái đẹp. Cái đẹp là đỉnh cao khí tuệ mà hình ảnh tượng trưng là Tòa sen. Đức Phật cũng dạy rất rõ là không thể tìm cảnh giới Niết - bàn (cuộc sống đẹp) bên ngoài con người và cõi người. Như thế, Đẹp trong Phật học là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở.

Chúng ta nhận thấy rằng bản nguyên mỗi tôn giáo đều bao hàm những yếu tố với những giá trị về nhân văn cao cả và thể hiện ý nghĩa về cái đẹp. Các nhà tư tưởng dù là xây dựng học thuyết của mình theo học thuyết nào thì cũng xây dựng quan điểm, tư tưởng của mình trên nền tảng chắc của: Chân – Thiện – Mỹ. Vì vậy khi nhìn nhận một tôn giáo nào phải xem xét một cách toàn diện, sâu sắc tránh cái nhìn phiến diện.

Về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật, chúng ta cũng thấy có sự khác nhau và ít nhiều có sự tương đồng. Từ thời cổ đại, ở phương Đông, các triết gia Lão giáo như Lão Tử, Trang Tử đã nêu một số quan niệm về cảm thụ và sáng tạo cái Đẹp trong các điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Lão Tử cho rằng, cái Đẹp có thể nhận biết qua cảm tính cá nhân. Cái Đẹp ở đây là của Đạo. Người cảm thụ và sáng tạo phải biết kiềm chế những dục vọng cá nhân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giải thoát những ức chế bản năng. Trang Tử thì lập luận đầy mâu thuẫn, vừa nhận thức cái Đẹp bằng cảm tính, vừa phủ nhận tính chân lý của nhận thức ấy, coi nó chỉ là chủ quan và tương đối.

Về phương diện này thì ở phương Tây được kiến giải có hệ thống hơn. Có thể khái quát thành bốn quan niệm cơ bản về lý luận nghệ thuật để giải quyết các vấn đề của sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.

Loại thứ nhất coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp là lĩnh vực huyền bí gắn liền với Thần Thánh. Tiêu biểu có Platon - trong tác phẩm "Ion" (427 - 347) trước công nguyên.

Loại thứ hai mà tiêu biểu là Hegel (1770 - 1831). Theo Hegel, năng lực liên tưởng, sức tưởng tượng phản ánh hiện thực, đó là năng lực sáng tạo, cảm thụ đặc trưng của nghệ sĩ. Năng lực cảm quan nghệ sĩ không chỉ là thuộc tính của từng nghệ sĩ, mà còn là của một dân tộc.

Loại quan niệm thứ ba mà tiêu biểu là I.Kant coi cái sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng sự thích thú vô tư, là sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là lý trí, chủ yếu dựa vào năng khiếu và thị hiếu.

Loại quan niệm thứ tư giải thích sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ là sự tái hiện những hình ảnh của thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người.

Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đã bị thời đại vượt qua, nhưng cũng có nhiều ý tưởng có thể phù hợp với tư duy, tâm trạng, tình cảm của nhiều nghệ sĩ thời đại chúng ta, cho dù là những hệ thống triết - mỹ đó bắt nguồn từ phương Đông hay phương Tây, từ nền văn minh Hy La hay nền văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)