Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục VHTP cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 38)

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục và tập thể học sinh đến người được giáo dục thông qua tổ chức hợp lí về mặt sư phạm những hoạt động và giao lưu của học sinh. Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT cũng là một quá trình được thực hiện dựa trên việc áp dụng những phương pháp chung trong quá trình giáo dục. Cụ thể là áp dụng những nhóm phương pháp giáo dục sau:

* Nhóm 1: nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành những nét cơ bản về văn hóa trang phục cho học sinh. Nhóm này gồm:

- Phương pháp đòi hỏi sư phạm: là phương pháp mà nhà giáo dục đề ra những đòi hỏi, những yêu cầu về cách thức ăn mặc đối với học sinh.

- Phương pháp tạo dư luận xã hội: là sự phản ánh những đòi hỏi của tập thể, là phương tiện tác động giáo dục mạnh mẽ của tập thể đối với cá nhân nhằm giúp cá nhân thấy được xu thế chung của văn hóa trang phục trong thời đại mới.

- Phương pháp tập thói quen: Tập thể có được thói quen là sẽ tổ chức cho các thành viên trong tập thể có được những thói quen lành mạnh trong việc giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những thói quen được hình thành cần phải được rèn luyện thường xuyên và mang tính bền vững.

* Nhóm thứ hai: nhóm phương pháp hình thành ý thức. Bao gồm:

- Phương pháp đàm thoại: Trong việc giáo dục cách ăn mặc cho học sinh, giáo viên cần phải trò chuyện với học sinh, trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với học sinh về những quan điểm xoay quanh văn hóa trang phục.

- Phương pháp diễn giảng: Trong quá trình giảng bài cho học sinh trong các môn học xã hội, giáo viên cũng nên lồng ghép tích hợp diễn giảng những ý nghĩa văn hóa trang phục cho học sinh hiểu.

- Phương pháp tranh luận: Đây là phương pháp hình thành cho học sinh khả năng phân tích, đánh giá, lựa chọn quan điểm giá trị trang phục riêng cho bản thân. Thông qua tranh luận sẽ giúp học sinh có được cơ hội thể hiện niềm tin, quan điểm mặc của riêng cá nhân từng học sinh.

- Phương pháp nêu gương: Đây là phương pháp nêu gương điển hình, những hình mẫu cụ thể để học sinh tự noi theo để học tập.

* Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh học sinh, bao gồm: - Phương pháp thi đua

- Phương pháp trách phạt - Phương pháp khen thưởng

=> Đối với hoạt động giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT, nhà giáo dục cần phải phối kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả cao trong quá trình giáo dục. Nhà giáo dục cần phải áp dụng mềm dẻo các phương pháp tùy theo mục đích giáo dục và tùy theo đối tượng giáo dục. Không nên cứng nhắc mà nên có sự đan xen kết hợp các phương pháp giữa các nhóm với nhau.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)