Nội dung, khách thể khảo nghiệm, quy trình và cách đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 115)

* Nội dung:

Khảo nghiệm về 6 biện pháp:

- Nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa trang phục và ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

- Tăng cường giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh hình thức nêu gương.

- Tuyên truyền giáo dục trang phục thông qua nội dung các môn học,

đặc biệt là các môn khoa học xã hội. * Khách thể khảo nghiệm:

100 giáo viên chia đều cho 04 trường: THPT Sông Công; THPT Phổ Yên; THPT Lương Ngọc Quyến; THPT Chu Văn An.

* Quy trình khảo nghiệm Bước 1: Chuẩn bị

- Xây dựng mục tiêu khảo nghiệm

- Biên soạn phiếu trưng cầu ý kiến Bước 2: Tiến hành khỏa nghiệm

Trưng cầu ý kiến giáo viên theo mẫu phiếu đã biên soạn. (Mẫu ở phần phụ lục)

Bước 3: Xử lý, phân tích kết quả thử nghiệm

* Cách đánh giá kết quả: Sử dụng công thức tính phần trăm

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

3.3.3.1 Về tính cấp thiết của các biện pháp

* Để giáo viên đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục

văn hóa trang phục cho học sinh THPT, chúng tôi xây dựng một số tiêu chí đánh giá:

- Rất cấp thiết được hiểu là những biện pháp này rất cần, nhất thiết phải thực hiện ngay để khắc phục kịp thời những khó khăn và hạn chế nhằm giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh đạt hiệu quả.

- Cấp thiết được hiểu là những biện pháp này sẽ khắc phục được những khó khăn, hạn chế trong quá trình giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, những biện pháp nêu ra cần sắp xếp để có kế hoạch thực hiện nhưng không nhất thiết phải làm ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chưa cấp thiết được hiểu là những biện pháp đưa ra không giải quyết được vấn đề khó khăn, không khắc phục được những hạn chế trong quá trình giáo dục, không làm thay đổi những hành vi thiếu văn hóa trong trang phục của học sinh trong giai đoạn hiện nay.

* Để khảo nghiệm các biện pháp mà đề tài đã xây dựng, chúng tối sử dụng câu hỏi: “Xin thầy (cô) cho biết ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay? (Bằng cách đánh dấu X vào các mức độ)

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của giáo viên về tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay

Đơn vị: % STT Các biện pháp Mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết

1 Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần

thiết về văn hóa trang phục ở trường THPT 96 4 0

2 Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường

67 23 10

3 Tiến hành giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

85 12 3

4 Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa

10 78 12

5 Tích hợp nội dung giáo dục văn hóa trang phục thông qua các hoạt động đặc thù.

45 55 0

Nhận xét bảng 3.1:

- Đối với biện pháp “Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về văn hóa trang phục ở trường THPT” có 96% giáo viên cho rằng “rất cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết”. Như vậy, biện pháp này được coi là việc làm tiên quyết, việc làm đầu tiên trước khi áp dụng bất kì một phương pháp nào khác. Sở dĩ có ý kiến như vậy là vì muốn thay đổi được hành vi ăn mặc của học sinh thi cần phải làm cho học sinh nhận thức đúng về ý nghĩa của văn hóa trang phục từ đó mới mong thay đổi được thái độ và hành vi của học trò.

- Biện pháp “ Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” cũng được phần đa giáo viên khẳng định là rất cấp thiết và phải thực hiện ngay để khắc phục những hạn chế, những khuyết điểm mà học sinh đã bộc lộ trong giai đoạn hiện nay.

- Có đến 78% cho rằng “cần thiết” phải tích hợp nội dung giáo dục văn hóa trang phục thông qua các môn học đặc thù. Điều đó có nghĩa là hai biện pháp này cũng có ý nghĩa và giá trị nhất định trong việc giáo dục văn hóa trang phục. Song cũng cần phải lên kế hoạch để thực hiện biện pháp chủ động chứ chưa cần gấp rút thực hiện như biện pháp 1.

Số phiếu điều tra khá tập trung và cho thấy rằng, mỗi giáo viên có cách đánh giá và nhận định. Song, chỉ có một số rất ít giáo viên chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ là con chưa thấy được tính cấp thiết của vấn đề. Tuy nhiên con số này không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của quá trình giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào số ý kiến của giáo viên và sự phân tích trên, mức độ tính cấp thiết của các biện pháp được xếp theo thứ tự sau:

1.Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về văn hóa trang phục ở trường THPT

2. Tiến hành giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 4. Tích hợp nội dung giáo dục văn hóa trang phục thông qua các môn học đặc thù.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5. Tổ chức giáo dục văn hóa trang phục thông qua các hoạt động ngoại khóa.

3.3.3.2 Về tính khả thi của các biện pháp

* Để giáo viên đánh giá về tính khả thi của các biện pháp giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi xây dựng một số tiêu chí đánh giá:

- Rất khả thi là các biện pháp được các lực lượng giáo dục thấy rõ được ý nghĩa của các biện pháp, có thể thực hiện các biện pháp này một cách thuận lợi dễ dàng đạt hiệu quả cao khi áp dụng.

- Khả thi là các biện pháp được các lực lượng giáo dục ý thức rõ ý nghĩa của chúng, có thể thực hiện được và thuận lợi nhưng không chắc chắn là có hiệu quả cao hoặc có hiệu quả ngay tức thì.

- Không khả thi là biện pháp mà các lực lượng giáo dục khó thực hiện, có thể là không thực hiện được hoặc nếu có thực hiện thì hiệu quả không cao và không triệt để.

* Khi tiến hành điều tra thông qua mẫu phiếu đã biên soạn kết hợp với phỏng vấn hiệu trưởng của bốn trường, chúng tôi nhận thấy: Các chuyên gia đều đánh giá các biện pháp đưa ra đều rất khả thi.

Khi trao đổi với các thầy cô giáo hiệu trưởng chúng tôi nhận thấy, trong những năm gần đây khi tình trạng học sinh mắc lỗi ngày càng nhiều và hiện tượng suy thoái đạo đức trong học sinh diễn ra nhanh đến chóng mặt. Thầy cô giáo trong trường đã có những biện pháp tương tự như chúng tôi đã đưa ra và bước đầu đã có những hiệu quả nhất định. Hiệu trưởng của các trường cũng nhấn mạnh rằng, để các biện pháp đưa ra phát huy được hết ưu thế thì nhà giáo dục nên kết hợp mềm dẻo, vận dụng liên hoàn và tránh cứng nhắc máy móc khi áp dụng. Dù rằng, để triệt để được hiện tượng thiếu vải của học sinh là điều rất khó nhưng ít nhất thì hiện tượng này đã không còn hiện hữu trong môi trường mô phạm tại các trường THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

=> Đánh giá chung:

Qua xử lí số phiếu và phân tích tình hình cho thấy mặc dù số phiếu khảo nghiệm còn hạn chế (chúng tôi mới chỉ tiến hành được 25 giáo viên / đơn vị trường THPT) nhưng kết quả khảo nghiệm bước đầu khẳng định các biện pháp mà đề tài xây dựng có tính cấp thiết và khả thi đối với quá trình giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh nói chung và học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay nói riêng.

=> Tiểu kết chương 3: Căn cứ vào những nguyên tắc chỉ đạo và cơ sở khách quan của việc giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT; Căn cứ vào thực trạng điều tra về văn hóa trang phục học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay; Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT. Các biện pháp có những cách thức và điều kiện thực hiện riêng nhưng đều hướng đến mục đích chung là giáo dục cách mặc của học sinh THPT sao cho lịch sự và có văn hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua thực tế về hoạt động giáo dục trang phục của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể đi đến kết luận như sau:

1. Công tác giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

2. Giáo dục trang phục cho học sinh phải gắn với hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh theo từng chủ đề cụ thể.

3. Hoạt động này phải được tổ chức nề nếp và phải chỉ đạo thường xuyên, liên tục với những nội dung chương trình chi tiết, cụ thể .

4. Công tác giáo dục trang phục cho học sinh phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Tạo cho trường có một sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy chất lượng giáo dục trang phục học sinh toàn diện ngày càng đạt kết quả tốt hơn.

5. Cần tập huấn thêm cho giáo viên về kĩ năng giảng dạy; những kĩ năng mềm và khả năng thuyết phục học sinh học theo văn hóa trang phục lành mạnh trong thời đại mới.

Khuyến nghị

Qua những kết quả thu được ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trang phục ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi xin kiến nghị như sau :

1. Nhà trường cần quan tâm đến nhu cầu thị hiếu của học sinh THPT nhiều hơn nữa. Cụ thể là đồng phục nhà trường cần đổi mới cách tân thường xuyên, cần phối hợp màu sắc trẻ trung năng động hợp với thời trang tuổi học trò.

2. Trường THPT nên có từ một đến hai bộ đồng phục khác nhau về kiểu dáng và màu sắc, quy định các ngày chẵn lẻ mặc bộ đồng phục nào. Điều này không những giúp cho trang phục nhà trường phong phú đa dạng mà phần nào còn đáp ứng được tính thời trang của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Thường xuyên nắm bắt thực trạng trang phục của học sinh thông qua nhiều hình thức con đường. Đặc biệt nâng cao vai trò của GVCN đủ năng lực quản lý lớp về mọi mặt, trong đó có việc giáo dục trang phục để đảm bảo môi trường sư phạm luôn lành mạnh, trong sáng.

4. Nhằm đẩy mạnh hình thức nêu gương cho học sinh THPT, nhà trường cũng nên may đồng phục cho giáo viên khi đến trường hoặc lên lớp giảng bài cho học sinh. Việc may đồng phục cho giáo viên có thể là đồng phục về kiểu dáng khác màu sắc, hoặc có thể chung màu sắc và khác kiểu dáng; Nhà trường cũng nên khuyến khích GV đồng phục theo bộ môn để làm gương cho học sinh noi theo.

5. Ngoài đồng phục chung của toàn trường, nhà trường cũng nên khuyến khích các lớp có đồng phục thể dục riêng để kích thích tính đoàn kết tập thể, và tạo nên nét riêng giữa tập thể lớp này với tập thể lớp khác.

6. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, đề nghị ngành GD và ĐT nên coi giáo dục văn hóa trang phục là một nội dung quan trọng, có tính chiến lược của sự nghiệp giáo dục phổ thông ở nước ta. Nếu có thể nên đưa việc giáo dục văn hóa trang phục nhà trường làm tiêu chí thi đua trong toàn khối toàn ngành giáo dục.

Tóm lại Giáo dục văn hóa trang phục trở nên hết sức quan trọng đối với các trường THPT vì nó có tác động mạnh đến trí tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp trong hành vi, thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chất cực kỳ quý báu của con người hiện đại. Tuy nhiên, do thời gian tiến hành làm luận văn không nhiều, và năng lực cũng còn nhiều hạn chế, nên luận văn của chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót về mặt hình thức và nội dung, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (2008), Giáo dục và đào tạo chìa khóa của sự phát triển,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Lê Hữu Ái, Đinh Đức Hiền (2010), Bàn thêm về nội dung và hình thức

giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí Khoa

học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5.

3. Nguyễn Thúy Bình (2008), Vài suy nghĩ về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh

phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và

HS THPT (Ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày

05/10/2006)

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và

trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

6. Chính phủ (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Bác Dụng, Xã hội học tập và nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ

XXI giải pháp phát triển giáo dục, bài viết đăng trên website Dạy và học

ngày nay.

8. Đại học KHXH&NV (2004), Giáo trình mỹ học đại cương, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Giáo dục phổ thông – nền tảng cơ bản

của giáo dục quốc dân, bài viết đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản

Việt Nam.

10. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ

XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy (1995), Giáo dục học đại cương, NXB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư

phạm, NXB Hà Nội.

13. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

14. Đỗ Huy (1984), Cái đẹp - một giá trị, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

15. Đỗ Huy (1996), Mỹ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

17. J. Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức, Hà Nội.

18. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và Lãnh đạo nhà trường, Trường ĐHSP Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2009), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm,

Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Lê (1998), Khoa học quản lý nhà trường, NXB TPHCM.

22. Vĩnh Quang Lê (1999), Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, NXB

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 115)