Những nguyên tắc chỉ đạo và cơ sở khách quan của việc giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

trang phục cho học sinh THPT

Giáo dục là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của ba yếu tố chính: gia đình – nhà trường – xã hội. Trong việc giáo dục trang phục cho học sinh THPT để đạt tới chuẩn mực trong cách mặc của học sinh trên lớp học cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động giáo dục với nhiều đặc thù riêng biệt.

* Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa: Đối với hoạt động giáo dục, kế

thừa là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Nguyên tắc này chỉ rõ hoạt động giáo dục là quá trình liên tục, không tách rời về mặt thời gian, không tách rời về mặt các chủ thể tham gia quá trình này và không tách rời về sản phẩm của quá trình tức là con người hoàn thiện về nhân cách và trí thức. Thực hiện nguyên tắc này, các nhà giáo dục phải biết kế thừa phương hướng, biện pháp giáo dục đã được thực hiện từ trước, phát huy mặt ưu việt và thành quả của nó, đồng thời đánh giá nhìn nhận mặt hạn chế của nó. Trên cơ sở đánh giá đó, đề ra phương hướng, biện pháp giáo dục mang tính kế thừa thành quả cũ, đồng thời khắc phục hạn chế để đạt tới thành quả cao hơn.

* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn: Đảm bảo tính

khoa học và tính thực tiễn là trong quá trình tổ chức giáo dục văn hóa trang phục phải dựa trên những căn cứ khoa học về đặc điểm học sinh; đặc điểm quá trình giáo dục nói chung theo quy định của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo; căn cứ vào những biến động về kinh tế xã hội dẫn đến sự hội nhập văn hóa mới; và các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, của ngành nói chung và của từng trường nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích: đây là nguyên tắc có vai trò quan

trọng nhất, định hướng cho việc hình thành nhận thức hành vi văn hóa trang phục lành mạnh. Để đảm bảo tính mục đích trong quá trình giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trước hết phải tuân thủ theo mục đích mục tiêu của hoạt động giáo dục nói chung. Hoạt động giáo dục này cũng áp dụng những phương pháp tổ chức, hình thức tổ chức, và đặc biệt là phải căn cứ và xuất phát từ những hiện tượng thực tế trong học sinh ngày nay.

* Nguyên tắc phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của học

sinh trong quá trình hoạt động: giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh

THPT là một hoạt động xuất phát từ thực tế trang phục của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy hoạt động này là do học sinh làm chủ và trực tiếp tiến hành và quyết định đến kết quả của quá trình giáo dục. Điều đó cũng có nghĩa là nếu học sinh không nhận thức đúng được ý nghĩa thực sự của việc giáo dục văn hóa trang phục lành mạnh thì khó lòng thay đổi được thái độ và hành vi của các em trong lĩnh vực này.

* Nguyên tắc tính khả thi: các biện pháp đề xuất phải có được khả năng

thực thi. Nghĩa là các biện pháp đề xuất khi thực hiện phải thu được những hiệu quả nhất định. Biện pháp đó có tác động tích cực đến nhận thức của học sinh, làm thay đổi thái độ để thay đổi hành vi ăn mặc của học sinh. Muốn có tính khả thi thì các biện pháp đưa ra phải căn cứ vào những điều kiện và tình hình cụ thể.

* Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: các biện pháp phải mang tính

khoa học và giải quyết vấn đề có tính khoa học. Nghĩa là, văn hóa trang phục là một lĩnh vực khoa học phải có tính ứng dụng. Đây được coi là một trong những vấn đề khoa học bởi xác định rõ mục tiêu, mục đích, có đối tượng, phương pháp và hình thức giáo dục cụ thể.

Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc tính thực tiễn và tính khả thi là hai nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất bởi phải căn cứ vào tình hình thực tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của nhà trường về mọi mặt như năng lực đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, đặc thù học sinh và nhận thức của họ, nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của học sinh…để đề xuất, lựa chọn các biện pháp phù hợp. Nguyên tắc phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình hoạt động là nguyên tắc đặc biệt quan trọng quyết định đến thành công của quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)