Giáo dục văn hóa trang phục cũng như những quá trình giáo dục khác đều phải tuân theo những nguyên tắc giáo dục nhất định. Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm xuất phát có tính quy luật, chỉ đạo phương hướng vào việc xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm hình thành con người theo mục đích giáo dục đã đề ra.
Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT là một quá trình lâu
dài và cần thực hiện tuân theo hệ thống những biện pháp giáo dục sau:
* Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo dục văn hóa trang phục
- Nội dung nguyên tắc: Tất cả các biện pháp tác động (ảnh hưởng giáo dục) phải hướng vào việc xây dựng hình mẫu mà người giáo dục đã đặt ra. Đối với giáo dục văn hóa trang phục thì hoạt động giáo dục phải hướng tới việc hình thành và phát triển khả năng hiểu và đánh giá ý nghĩa từng loại trang phục, có thái độ tình cảm tích cực khi mang những trang phục đó.
- Biện pháp thực hiện:
+ Quán triệt chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nước về tư tưởng, văn hóa, giáo dục.
+ Coi trọng giáo dục thế giới quan chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước cho học sinh.
+ Đảm bảo ý nghĩa chính trị xã hội, tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức của các loại hình hoạt động xã hội và các mối quan hệ mà học sinh tham gia.
+ Tổ chức quản lí chặt chẽ công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường, đảm bảo sự lãnh đạo của các tổ chức và phát huy vai trò của Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nguyên tắc giáo dục văn hóa trang phục gắn với đời sống xã hội
- Nội dung nguyên tắc: Công tác giáo dục văn hóa trang phục phải phù hợp với đường lối tư tưởng của nhà nước trong từng giai đoạn, phải dựa vào những tác động và ảnh hưởng giáo dục của các quan hệ kinh tế xã hội, của các lí tưởng đạo đức thẩm mĩ, lối sống có văn hóa, phải từng bước gắn công tác giảng dạy học tập với hoạt động đời sống hang ngày trong từng thời kì và trong từng giai đoạn.
- Biện pháp thực hiên:
+ Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh phải làm cho học sinh thấy được giá trị và ý nghĩa thiết thực của các loại trang phục gắn với từng thời kì (mỗi thời kì gắn với từng sự kiện lớn trong đời sống, chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa – xã hội của đất nước).
+ Tổ chức cho học sinh tùy theo từng lứa tuổi, từng cấp học tham gia vào các phong trào kinh tế, văn hóa – xã hội góp phần thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
+ Khắc phục lối Giao dục chỉ đóng khung trong trường học, lớp học, tách rời công tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị - xã hội của nhân dân.
* Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi của học sinh trong công tác giáo dục
- Nội dung nguyên tắc: Trong công tác giáo dục trang phục nhất thiết phải coi trọng việc xây dựng ý thức mặc đẹp cũng như việc tổ chức tập luyện hành động cho học sinh, đảm bảo ý thức cũng như hành động. Như vậy có nghĩa là, giữa việc có ý thức với việc các em học sinh thực hành mặc những trang phục đó đến trường phải đi đôi với nhau. Đề phòng tách rời giữa ý thức và hành động, hoặc giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Biện pháp thực hiện:
+ Chú ý giúp học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm, chuẩn mực, định hướng trang phục theo các giá trị về mặt đạo đức xã hội, pháp luật, lao động thẩm mỹ, thể chất phù hợp với từng lứa tuổi.
+ Tổ chức có mục đích các hoạt động cho học sinh tham gia nhằm giúp các em tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn, tích cực, biến những kiến thức về trang phục thành thực tiễn.
* Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
- Nội dung giáo dục: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục phải coi trọng việc giáo dục văn hóa trang phục thông qua hình thức giáo dục tập thể, tranh thủ làn song dư luận trong tập thể để rèn học sinh. Đặc biệt hoạt động đoàn thể như: hoạt động Đoàn, Đội có vai trò lớn trong việc giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh.
- Biện pháp thực hiện:
+ Xây dựng các mối quan hệ giao lưu, đúng đắn trong tập thể.
+ Tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, tổ chức các cuộc thi lành mạnh và tuyên truyền được văn hóa trang phục học đường.
+ Coi tập thể là đối tượng giáo dục và hướng tác động vào đó, đồng thời coi tập thể là phương tiện giáo dục mạnh mẽ đến từng thành viên, nghĩa là thực hiện quá trình tác động song song.
* Nguyên tắc tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp đòi hỏi hợp lí đối với họ
- Nội dung nguyên tắc: Có nghĩa là luôn đề cao phẩm giá, lòng tự trong, tự tôn của bản thân mỗi học sinh trong việc lựa chọn gia trị trang phục cho họ. Nhà giáo dục luôn phải tôn trọng bản sắc trang phục riêng của cá nhân học sinh gắn với bản sắc riêng truyền thống riêng của gia đình học sinh. Tuy nhiên cần lưu ý, tôn trọng ở đây là tôn trọng phẩm giá, đạo đức và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cái đẹp trong nhân cách người học chứ không phải là tôn trọng cái hư, cái xấu của học sinh.
Đòi hỏi hợp lí vừa sức với học sinh trong vấn đề giáo dục văn hóa trang phục có nghĩa là: giáo viên cần biết tiền năng, nhận thức của từng học sinh về cái đẹp; không nên đánh đồng học sinh này với học sinh khác bởi nhận thức và hành vi mặc đẹp còn phụ thuộc vào kinh tế của từng gia đình học sinh, phụ thuộc vào truyền thống gia đình học sinh.
- Biện pháp thực hiện:
+ Nhà giáo dục luôn tìm hiểu và phát hiện kịp thời những tư tưởng những ý nghĩa sai lệch trong cách ăn mặc của học sinh để kịp thời có sự điều chỉnh.
+ Biết động viên khuyến khích những thế mạnh của học sinh và khéo léo góp ý với những tư tưởng sai lệch của học sinh trong cách ăn mặc.
+ Cần phải đánh giá đúng đối tượng, tránh đánh giá học sinh quá cao hoặc quá thấp so với những gì mà học sinh có.
* Nguyên tắc kết hợp lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh
- Nội dung nguyên tắc: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục văn hóa trang phục trên cơ sở theo dõi khéo léo và chặt chẽ quá trình ăn mặc của học sinh qua đó phát huy được tính tự giác, tự nguyện, năng động lựa chon giá trị trang phục của mình.
- Biện pháp thực hiện:
+ Đề cao vai trò của học sinh trong quá trình giáo dục văn hóa trang phục
+ Nên có những buổi tọa đàm, bàn bạc góp ý dân chủ giữa GV và học sinh để học sinh được bộc lộ quan điểm của mình trong cách ăn mặc.
+ GV có thể định hướng cho học sinh nhưng không nên áp đặt hay ép buộc học sinh phải mặc theo yêu cầu của giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính kế tiếp và liên tục trong công tác giáo dục văn hóa trang phục
- Nội dung nguyên tắc: Nguyên tắc này đòi hỏi phải tiến hành lâu dài, có hệ thống và phải dựa vào những hiểu biết về trang phục, những kinh nghiệm trong việc giáo dục văn hóa trang phục. Nhà giáo dục muốn tiến hành giáo dục văn hóa trang phục cần phải có được kĩ năng và phải thực hiện theo từng bước, từng cấp học, từng bậc học, tiến hành liên tục thường xuyên.
- Biện pháp thực hiện:
+ Nội dung giáo dục văn hóa trang phục phải được xây dựng theo kiểu đồng tâm mở rộng.
+ Khi học sinh đã nhận thức được ý nghĩa vai trò của trang phục học đường thì giáo viên cũng phải tạo điều kiện để học sinh có điều kiện thể nghiệm.
+ Nên kết hợp giữa các lực lượng giáo dục và quá trình giáo dục văn hóa trang phục cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi nơi mọi lúc.
* Nguyên tắc thống nhất các yêu cầu giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội
- Nội dung nguyên tắc: Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của quá trình giáo dục văn hóa trang phục. Qúa trình giáo dục văn hóa trang phục phải được thống nhất giữa gia đình nhà trường và xã hội về: mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và phương tiện giáo dục, biết phát huy những thế mạnh của học sinh
- Biện pháp thực hiện:
+ Thống nhất tư tưởng giáo dục văn hóa trang phục cho các lực lượng giáo dục
+ Theo dõi quá trình giáo dục văn hóa trang phục và cách ăn mặc của học sinh để có sự đánh giá nghiêm túc và toàn diện của các thầy cô và cha mẹ học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi của học sinh
- Nội dung nguyên tắc: Nhà giáo dục khi lựa chọn nội dung, phương tiện hay hình thức tổ chức để giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh phải tính đến những đặc điểm tâm sinh lí của từng lứa tuổi, từng cá nhân học sinh.
- Biện pháp thực hiện:
+ Nhà giáo dục phải am hiểu và nắm vững đặc điểm tâm – sinh lí lứa tuổi và của từng cá nhân học sinh trong lứa tuổi đó.
+ Nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng giáo dục thong qua các hoạt động thường ngày, qua tập thể học sinh, qua bạn bè và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp giáo dục cách ăn mặc cho học sinh sao cho phù hợp.