Trang phục học đường

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

Trang phục hay phục trang, y trang, quần áo là từ để chỉ các loại đồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra còn bao hàm các thứ phụ đi kèm (khăn quàng, thắt lưng, găng tay,…), các đồ trang sức (nhẫn, vòng, hoa tay…). Chức năng chủ yếu của trang phục là nhằm bảo vệ thân thể con người, làm đẹp con người. Trang phục của từng dân tộc, từng quốc gia, từng địa phương... hình thành và phát triển có những mặt khác nhau, xuất phát từ sự khác nhau về đặc điểm lịch sử, trình độ văn minh, kinh tế, địa lí (khí hậu), tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vv… Trong xã hội có đẳng cấp, giai cấp thì trang phục là một dấu hiệu bên ngoài để dễ nhận thấy vị trí xã hội của con người. Từ những đồ che thân thô sơ thời nguyên thuỷ làm bằng lá cây, vỏ cây, da thú... đến những bộ quần áo hiện đại được may cắt công phu bằng nhiều chất liệu quý, hiếm, đẹp, thậm chí cầu kì... thích hợp với hoàn cảnh, nghề nghiệp, môi trường sinh hoạt đa dạng của con người.

Trang phục từng bước đã góp phần xây dựng cho nền văn minh nhân loại hình thành và phát triển. Trên các trang phục (ngày xưa chủ yếu là các bộ triều phục, trang phục lễ hội cổ truyền, ngày nay chủ yếu là trang phục biểu diễn nghệ thuật, trang phục phụ nữ, trẻ em) được thêu, trang trí nhiều khi rất cầu kì bằng kim tuyến, chỉ màu... Trên trang phục của giới quyền quý, giàu sang có thể dát nhiều loại đá quý, kim loại quý hoặc dùng các bộ khuy vàng.

Ở phạm vi hẹp hơn, trang phục được học sinh lứa tuổi từ tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học mặc khi đến học tập tại trường được gọi là

trang phục học đường (hay trang phục học sinh). Khác với trang phục nói

chung, trang phục học đường thường được quy định cụ thể về hình thức, loại trang phục, màu sắc, cách thức mặc…trong nội quy nề nếp của các trường. Trang phục học đường đảm bảo tính tiện lợi, thoải mái, năng động cho học sinh khi tham gia học tập, vui chơi và các hoạt động thể dục thể thao; đồng thời đảm bảo tính bình đẳng, thống nhất giữa các đối tượng học sinh khác nhau trong trường. Tại nhiều trường học trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, trang phục học đường phổ biến nhất chính là đồng phục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)