Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoà

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

nhà trường

* Mục tiêu

Biện pháp này nhằm giúp quá trình giáo dục trang phục cho học sinh mang tính toàn diện, tác động thường xuyên và liên tục.

* Nội dung biện pháp

- Gia đình với chức năng là cái nôi nuôi dưỡng. Gia đình giữ vị trí quan trọng không thể thiếu trong việc phối hợp để giáo dục học sinh. Trước hết cha mẹ phải giúp cho con cái nhận diện đúng đắn về cái đẹp, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ khi đứng trước sự hội nhập văn hóa mặc đa sắc màu. Gia đình phải tạo nên môi trường văn hóa trang phục lành mạnh cho các em. Phụ huynh phải là tấm gương sáng để con cái noi theo. Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến hoạt động và những chuyển biến tâm lí của học sinh thông qua đó nhận thấy được sự thay đổi trong bản thân của các em nhằm điều chỉnh cho phù hợp. Thực tế cho thấy rằng, yếu tố gia đình và mức độ quan tâm của gia đình đến con cái ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức thẩm mỹ về văn hóa trang phục của các em.

- Nhà trường giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục năng lực thẩm mỹ, hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Bởi vì, nhà trường là nơi các em được thụ hưởng nền giáo dục một cách hệ thống, hoàn chỉnh và toàn diện nhất. Nhà trường cũng là nơi để học sinh trải nghiệm các mối quan hệ, bày tỏ quan điểm thẩm mĩ trong trang phục thường ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chính bởi lẽ đó, nhà trường sẽ là nơi phát hiện và điều chỉnh những luồng văn hóa tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa trang phục của học sinh.

- Gia đình là tế bào của xã hội. Ngăn chặn những chuyển biến, tác động xấu đến sự hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh là hoạt động mang tính xã hội cao vì thế giáo dục không chỉ bao gồm nhà trường, gia đình mà cần phải huy động sự hưởng ứng của cả xã hội. Xã hội là nơi sàng lọc những giá trị thẩm mĩ tiêu biểu để giáo dục học sinh. Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan quản lý giáo dục cần nhanh chóng có các biện pháp quản lý mang tính pháp chế đối với những loại hình giải trí thiếu lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.

* Cách thực hiện - Đối với gia đình:

+ Cần chủ động liên kết với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập cho con em.

+ Kết hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các buổi trao đổi về học tập rèn luyện, việc chấp hành nội quy về nề nếp của con em mình mà giáo viên chủ nhiệm yêu cầu hoặc triệu tập.

+ Gia đình cũng cần phải kiểm soát những luồng thông tin mà con em tiếp cận khi các em học tập tại nhà như: phim ảnh, internet, báo đài và các phương tiện truyền thông…

+ Gia đình còn phải tham gia vào việc đánh giá khách quan kết quả học tập rèn luyện cho con em mình và quá trình hoạt động giáo dục của học sinh ở nhà trường, lớp học. Chính những hoạt động trao đổi mật thiết giữa gia đình với nhà trường đã góp phần nâng cao giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

- Đối với nhà trường:

+ Đưa nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và văn hóa trang phục vào mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tiến hành tổ chức thực hiện tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường một cách hài hòa trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Thông qua từng môn học và chương trình hoạt động ngoài giờ, nhà trường phổ thông phải có kế hoạch chi tiết gắn kết và thực hiện mục tiêu, nội dung thẩm mỹ cần giáo dục.

+ Có kế hoạch quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ trường, bỏ lớp tham gia chơi game online và các loại hình trò chơi bạo lực khác. Tuy nhiên, giáo dục là một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo linh hoạt ngay cả trong quản lý cho nên việc áp dụng cũng cần được linh hoạt tùy theo đối tượng khối lớp, thời điểm, nhiệm vụ của năm học để điều chỉnh cho hợp lý trong ba năm ở bậc trung học phổ thông.

+ Do thực tế giáo dục phổ thông chưa xây dựng được các môn học đặc thù cho việc giáo dục năng lực cảm thụ thẩm mỹ vì vậy nhà trường nên điều chỉnh theo hướng khai thác ưu thế về giáo dục thẩm mỹ của một số bộ môn thuộc nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật sẵn có trong nhà trường. Riêng bộ môn Ngữ văn, với đặc trưng ngôn ngữ, hình ảnh có khả năng gây nên những ấn tượng thẩm mỹ sâu sắc, tác dụng đến sự cảm thụ thẩm mỹ của đại bộ phận học sinh vì thế phải được quan tâm đúng mức; môn Giáo dục công dân luôn hướng học sinh đến cái chân, thiện, mỹ cũng không ngừng được chú trọng tránh quan điểm truyền thống coi đó là môn học phụ, không cần thiết.

+ Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường như hội trại, hội diễn văn nghệ, tập san, báo tường, các cuộc thi,… phải được nhà trường tổ chức thường xuyên hơn và thu hút được đông đảo học sinh tham gia hơn nữa như thế mới tránh được tình trạng học sinh sa đà trước sự lôi cuốn, hấp dẫn của những trò giải trí từ internet. Mặt khác, qua các hoạt động ngoài giờ cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lồng ghép nhiều hơn nữa nội dung tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ. Đồng thời các hoạt động tập thể mà đặc trưng của nó là nhận được sự nhiệt tình đông đảo tham gia của các em học sinh cho nên nhà trường phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia rèn luyện và thể hiện hết khả năng, năng lực thẩm mỹ của bản thân mình.

+ Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lí với gia đình.

+ Chủ động và chủ đạo cùng các lực lượng trong cộng đồng tổ chức các loại hình hoạt động cho học sinh.

+ Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình học sinh. Chính những nguồn thông tin trao đổi từ cộng đồng là những nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh đồng thời tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp các em hình thành nhân cách.

+ Phối hợp động viên khuyến khích học sinh: dư luận và sự đánh giá của cộng đồng giúp các em học sinh tự điều chỉnh thẩm mỹ, hành vi, văn hóa trang phục một cách hữu hiệu.

+ Nhà trường cần tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục sống trong cộng đồng, hướng vào những lĩnh vực giáo dục mà cộng đồng có ưu thế.

+ Bên cạnh đó cần đưa các chuẩn mực văn hóa truyền thống trở thành một nội dung quan trọng của giáo dục học đường. Ngoài ra, đẩy mạnh các cuộc vận động theo hướng đòi hỏi sự sáng tạo trong suy nghĩ, cảm nhận để hướng học sinh phổ thông có thể tham gia xây dựng, đóng góp.

+ Nhà trường cùng kết hợp với nhiều cơ quan, tổ chức xã hội tham gia giáo dục học sinh như đoàn thanh niên, hội học sinh, các tổ chức đoàn thể. Việc xã hội hóa này vừa mang tính định hướng cho học sinh và đồng thời nâng cao trong nhận thức thẩm mỹ, mở rộng môi trường thể hiện văn hóa trang phục cho học sinh, vừa đấu tranh loại bỏ những tác động tiêu cực khác ảnh hưởng đến các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng để khắc phục được tình trạng đó và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ phụ thuộc rất lớn vào bản thân học sinh nhưng nó lại nảy nở và phát triển trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, chịu sự thụ hưởng của xã hội. Do đó trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thông cần có sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để đạt được hiểu quả cao nhất của việc giáo dục.

- Chúng ta cần xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường gia đình

và xã hội nhằm giáo dục thẩm mĩ và hình thành văn hóa trang phục cho học sinh. Sự phối hợp nhà trường và gia đình được thực hiện bởi một số biện pháp sau:

+ Thăm gia đình học sinh: giáo viên chủ nhiệm sẽ thu thập được những thông tin có giá trị về học sinh.

+ Mời cha mẹ học sinh đến trường: thường được hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật học tập, vi phạm đạo đức, quy định nề nếp, tác phong ở mức độ trầm trọng.

+ Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là biện pháp liên hệ rộng rãi lớn nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, được sử dụng phổ biến, được tổ chức định kì theo tình hình thực tế địa phương, gia đình.

+ Thông qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường: là biện pháp hữu hiệu để trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường.

+ Trao đổi thư từ, điện thoại với cha mẹ học sinh: sử dụng để thông báo tình hình học tập, tư tưởng đạo đức, việc chấp hành qui định về nếp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

+ Phối hợp với gia đình thông qua cơ quan cha mẹ học sinh làm việc. + Phối hợp với gia đình thông qua việc tổ chức hội cha mẹ học sinh. + Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này là xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội có tác dụng như là các mối quan hệ giáo dục nhờ đó tạo nên môi trường giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong toàn cộng đồng dân cư. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường và gia đình.

+ Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư. Việc xây dựng gia đình, nhà trường và cộng đồng thành một môi trường xã hội giáo dục thống nhất, lành mạnh có sức mạnh rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh.

+ Xây dựng gia đình văn hoá mới.

+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thông qua việc nhà trường phối hợp với các cơ quan công an, y tế, các tổ chức xã hội.

+ Nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền để kiểm soát các tụ diểm vui chơi lành mạnh ở khu vực trường đóngvà ở nơi các em sinh sống.

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên sư phạm.

Trên đây là một số cách thức cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trung học phổ thông. Việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng bởi giáo dục thẩm mĩ thực chất cũng chính là một phần giáo dục văn hóa trang phục cho các em.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)