* Mục tiêu
Biện pháp này giúp học sinh hiểu sâu sắc giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc. Từ đó, các em vững vàng, kiên định và ý thức dân tộc được nâng cao trước các luồng văn hóa mới. Tăng cường giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc giúp nhằm duy trì và phát huy văn hóa dân tộc từ thế hệ trước sang thế hệ sau, giúp cho văn hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
truyền thống có sức lan tỏa mạnh mẽ trong thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp cho quá trình hội nhập văn hóa trang phục của học sinh một cách tích cực nhưng không làm mất đi nét riêng của bản sắc văn hóa Việt.
* Nội dung biện pháp
- Giáo dục nhà trường cần xác định rõ giáo dục truyền thống là sự đảm bảo kế thừa những nét văn hóa cao đẹp đã hình thành từ lâu đời được truyền thế hệ này sang thế hệ khác và gìn giữ cho đến ngày nay. Truyền thống và bản sắc dân tộc có nhiều cấp độ khác nhau: truyền thống gia đình, truyền thống
địa phương, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc… Giáo dục truyền
thống và bản sắc văn hóa dân tộc tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lư sản xuất nhỏ...);
+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả...);
+ Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới;
+ Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.
- Cần định hướng các nội dung giáo dục truyền thống một cách rõ ràng để thuận lợi hơn trong việc lựa chọn phương pháp truyền tải đến học sinh đạt hiệu quả. Theo chúng tôi, giáo dục truyền thống phải xác định được 04 nội dung trọng điểm sau:
Giáo dục học sinh sự tôn trọng và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc
Giáo dục lòng thành kính, tôn thờ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo,
biết ơn những người đã sinh thành dưỡng dục mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giáo dục lòng yêu đồng bào, lòng yêu đất nước, lòng yêu thiên nhiên,
bảo vệ thiên nhiên.
Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan niệm tôn
trọng phụ nữ, người lớn tuổi.
Duy trì và bảo vệ văn hóa bản địa – văn hóa làng xã…
* Cách thực hiện
Nhà trường có thể kết hợp nhiều biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc thông qua đó giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh, ví dụ:
- Lồng ghép nội dung giáo dục trang phục văn hóa truyền thống vào
các tiết học chính khóa, ngoại khóa.
- Tổ chức tọa đàm, thảo luận để học sinh có cơ hội bộc lộ bản thân nhiều hơn.
- Tổ chức các cuộc thi năng khiếu nhân dịp các ngày lễ lớn.
- Tổ chức thi vẽ tranh, bình tranh về chủ đề trang phục Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử.
- Dạ hội trình diễn các trang phục dân tộc.
- Viết báo, phóng sự về các vấn đề xoay quanh trang phục học sinh thời hiện đại
- Đưa áo dài hoặc trang phục dân tộc làm đồng phục của nhà trường.
- Giáo viên thường xuyên quan sát trang phục của học sinh khi đến trường. - Hội thi tìm hiểu văn hóa trang phục truyền thống dân tộc
- Hội thi tìm hiểu về áo dài và trang phục truyền thống.
- Tạo bầu không khí tâm lí và dư luận trong môi trường học sinh để
học sinh tự nhận thức, đánh giá, và điều chỉnh trước những vấn đề bất cập của trang phục học sinh hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh nhà trường nên tổ chức nhiều cuộc thi mang tính thẩm mĩ và trình diễn trang phục để tạo sân chơi lành mạnh giúp học sinh được thể hiện bản thân. Hình thức tổ chức cuộc thi cũng là hình thức giúp nhà giáo dục nắm bắt được thông tin ngược từ phía học sinh về vấn đề trang phục học đường…