Giáo dục THPT Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 47)

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km).

Về giáo dục đào tạo, Thái Nguyên là một trung tâm lớn của cả nước với số lượng lớn các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn, nổi bật là Đại học Thái Nguyên với 19 cơ sở thành viên. Về giáo dục bậc phổ thông, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có số lượng lớn trường học và học sinh thuộc hai nhóm đối tượng chính: học sinh người Kinh và học sinh người dân tộc thiểu số do trên địa bàn tỉnh hiện có tới 49 dân tộc anh em cùng sinh sống. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2009, Thái Nguyên có 441 trường phổ thông, trong đó có 227 trường tiểu học, 181 trường trung học cơ sở, 33 trường trung học phổ thông. Số học sinh phổ thông là 184.505 người với 6243 phòng học. Số giáo viên giảng dậy tại bậc phổ thông là 10748 người.

Về giáo dục trung học, trong những năm học vừa qua và sắp tới, ngành giáo dục đào tạo tỉnh tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành gắn với đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan, cơ sở giáo dục, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các trường về thực hiện kế hoạch giáo dục. Phát triển mạng lưới trường lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; phát triển hệ thống trường THPT chuyên…

Về giáo dục Dân tộc, tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng; ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và các cơ sở giáo dục miền núi… Năm học 2012-2013, các phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường phổ thông dân tộc nội trú cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số trong các cấp học ở địa phương; tổ chức đánh giá thực trạng phát triển về quy mô, mạng lưới và chất lượng giáo dục từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; thực hiện tốt công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng dạy và học; đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số…

Hiện nay, ở bậc học THPT, Thái Nguyên hiện có 34 trường THPT, trong đó có 1 trường chuyên, 1 trường thực nghiệm (THPT Thái Nguyên thuộc Đại học Sư phạm Thái Nguyên), 1 trường phổ thông dân tộc nội trú. Hàng năm, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Thái Nguyên đều trên 97%. Nhiều học sinh của tỉnh đã đạt giải cao trong kỳ thi đại học và các nội dung thi kiến thức toàn quốc.

Để tập trung làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã chọn điểm 04 trường THPT trên địa bàn tỉnh làm mẫu nghiên cứu, gồm: THPT Sông Công (thị xã Sông Công), THPT Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên), THPT Chu Văn An (thành phố Thái Nguyên) và THPT Lương Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quyến (thành phố Thái Nguyên). Đây là 04 trường THPT có thành tích xếp đầu bảng của ngành giáo dục đào tạo bậc THPT của tỉnh Thái Nguyên. Dưới đây, luận văn tập trung khái quát những nét chính về 04 trường THPT nói trên.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 47)