Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh thông qua tổ chức các

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)

hoạt động ngoại khóa

* Mục tiêu

Biện pháp này là con đường giáo dục thẩm mĩ trực tiếp đến học sinh nhằm giúp các em tự mình cảm nhận, lĩnh hội và thay đổi nhận thức của bản thân về vấn đề trang phục học sinh. Thông qua đó, học sinh có sự điều chỉnh tư tưởng và quan niệm về trang phục học đường sao cho phù hợp với lứa tuổi nhưng vẫn đảm bảo tính trẻ trung, năng động.

* Nội dung biện pháp

Giáo dục văn hóa trang phục thông qua các hoạt động ngoại khóa như hội diễn, thi trang phục cổ, thi tìm hiểu và tổ chức các cuộc hội thảo... Biện pháp này phải cho học sinh thấy được nghệ thuật nào cũng có ba chức năng cơ bản là phản ánh đời sống hiện thực, giáo dục tư tưởng và gây cảm hứng thẩm mỹ. Nếu biết sử dụng các loại hình nghệ thuật chân chính, có định hướng thị hiếu thẩm mỹ thì sẽ gây được cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, tự nó tạo ra cơ chế để gìn giữ các giá trị văn hóa, hướng con người vươn tới cái đẹp, tự nó sẽ tạo ra cơ chế phản ứng lại những phản giá trị trong văn hóa. Bởi vì, cái đẹp chính là yêu cầu sống, cái đẹp tạo ra ý chí, tình thương một cách bền vững và sâu sắc.

Cùng với các giờ học chính khoá nhà giáo dục tạo cơ hội cho các em được tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài trường và tiếp xúc với các mặt của đời sống con người bằng cách nhà giáo dục sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khéo léo các phương tiện nghệ thuật cũng như các phương tiện thẩm mỹ khác trong hiện thực (thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội, quan hệ giao tiếp, các hành vi ứng xử…) để các em bộc lộ quan hệ thẩm mỹ của mình trong các hoạt động đó. Khi bộc lộ các em sẽ dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách tinh tế. Đây lại chính là động lực thúc đẩy các em bước những bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện mình về mặt quan hệ thẩm mỹ dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.

Giáo dục nghệ thuật là công việc của mọi cấp, mọi ngành, từ gia đình đến nhà trường và xã hội.

* Cách thực hiện

Trước hết, nhà giáo dục không nóng vội đưa ra những nhận định, phán xét lớp trẻ. Nhà giáo dục phải thận trọng, thật bình tĩnh, kiên trì trước sự thay đổi tâm lí, nhận thức và thái độ của học sinh về thẩm mĩ và trang phục. Nhiệm vụ của nhà giáo dục là khéo léo đánh thức được “người nghệ sĩ” trong các em. Cụ thể như sau:

- Ngay từ trong gia đình, người lớn hướng dẫn con trẻ từ việc nhỏ như lựa chọn chương trình ti vi, cùng trao đổi với chúng nội dung vừa xem, vừa nghe;

- Từ nhỏ cha mẹ nên chọn cho trẻ những trang phục đẹp mắt nhưng giản dị và gọn gàng. Tránh những trang phục cầu kì và kiểu cách rườm rà hoặc quá thời trang sẽ khiến thế giới thẩm mĩ của trẻ thiếu tính trong sáng.

- Cha mẹ nên ủng hộ cho con em mình sớm tham gia vào các hoạt động nghệ thuật từ sớm như hát, múa, diễn kịch…

- Nhà trường tích cực lồng ghép và tích hợp nhiều môn học để giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh như môn vẽ mỹ thuật, hát nhạc, văn học, giáo dục công dân.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa chứa đựng nội dung giáo dục nghệ thuật cao như: trình diễn trang phục dân tộc, thi áo dài, học sinh thanh lịch, hiểu biết về trang phục Việt…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức cho học sinh tham quan các trung tâm nghiên cứu văn hóa thẩm mỹ, tham quan bảo tàng dân tộc thiểu số….

- Tổ chức diễn đàn thảo luận về trang phục hiện đại ngày nay.

Giáo dục nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của con người. Từ những trình bày trên cho thấy nghệ thuật là phương tiện giáo dục thẩm mỹ và giáo dục văn hóa trang phục quan trọng bậc nhất nhưng không duy nhất.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)