Giả thuyết

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng công việc của nhân viên tại khách sạn quốc tế (Trang 26 - 29)

k/ Sự hài lòng công việc: Như phần trên đã đề cập, sự hài lòng công việc trong nghiên cứu này được hiểu là sự đánh giá của người lao động đối vớ i các v ấ n

2.5 Giả thuyết

Mặc dù tồn tại các mối quan hệ nhân quả tiềm tàng giữa các biến số độc lập sử dụng trong mô hình, nhưng đề tài giả thuyết các biến số là độc lập nhau và luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Theo tháp nhu cầu Maslow, thu nhập là nhu cầu cơ bản của người lao động. Thu nhập không chỉ cần thiết cho cuộc sống bản thân mà còn cả cho gia đình nhân viên. Thu nhập giúp cho nhân viên cảm thấy được đánh giá đúng khả năng, năng lực làm việc và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của một tổ chức. Sự chi trả nhập nhằng, không hợp lý và không công bằng là nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn của nhân viên.

H1: Việc chi trả thu nhập cho nhân viên hợp lý và công bằng càng cao thì mức độ thỏa mãn công việc càng cao

Cơ hội đào tạo và thăng tiến là một trong những động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Đối với nhiều người, thu nhập không phải là giải pháp thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của họ mà phải là chức vụ, địa vị mà họ đạt được.

H2: Công ty tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội đào tạo và thăng tiến càng tốt thì

họ càng thỏa mãn với công việc.

Trong công việc, mối quan hệ với cấp trên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả làm việc cũng như sự hài lòng công việc của nhân viên. Cấp trên quan tâm, hỗ trợ sẽ làm thỏa mãn nhu cầu quan hệ, tương tác trong công việc, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn đối với công việc. Sự thỏa mãn của nhân viên tăng lên khi lãnh đạo của họ có hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi nhân viên của mình thực hiện tốt công việc, đối xử công bằng, biết lắng nghe ý kiến và quan tâm đến lợi ích của nhân viên.

H3: Mối quan hệ với cấp trên càng tốt thì mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên càng cao

Trong công việc, không chỉ tồn tại mối quan hệ với cấp trên mà còn có quan hệ với các đồng nghiệp. Đồng nghiệp là những người cùng làm việc chung với nhau. Khi đồng nghiệp giúp đỡ nhau, phối hợp làm tốt nhiệm vụ được giao thì sự thỏa mãn công việc càng cao

H4: Mối quan hệ với đồng nghiệp càng tốt thì mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên càng cao

Mô hình đặc điểm công việc (R.Hackman & G.Oldman, 1974) đã chỉ ra rằng một công việc sẽ mang đến nhân viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rõ công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp; công việc đó cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất công việc của mình và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình; công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên đối với những gì nhân viên đã làm để rút kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra để có được sự thỏa mãn nhân viên rất cần được làm công việc phù hợp với năng lực của họ.

H5: Cảm nhận người lao động càng thỏa mãn với đặc điểm công việc đang làm thì

họ càng thỏa mãn với công việc.

Một trong những động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc tốt là chính sách phúc lợi kèm theo. Có thể nói chính sách phúc lợi là phần phụ trợ của công ty dành cho nhân viên của mình. Chính sách phúc lợi tùy từng công ty áp dụng, và nó đáp ứng được đa dạng nhu cầu của nhân viên.

H6: Các chính sách phúc lợi được thực hiện càng tốt thì nhân viên càng thỏa mãn với công việc.

Công ty tiến hành việc đánh giá thực hiện công việc để xem xét hiệu quả và năng lực của nhân viên. Kết quả đánh giá thường làm căn cứ để xét lương bổng và thăng tiến. Do đó nếu việc đánh giá không được thực hiện một cách khách quan và khoa học sẽ phản ánh không đúng năng lực của nhân viên, từ đó khiến nhân viên bất mãn và ngược lại

H7: Đánh giá thực hiện công việc càng khoa học và công bằng thì nhân viên càng

thỏa mãn với công việc.

Môi trường và điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ thỏa mãn công việc của người lao động. Vì môi trường làm việc sẽ tạo cho người lao động có cảm giác an toàn, thuận lợi, không buồn chán; từ đó sẽ phát huy tối đa sở trường, năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động.

H8: Môi trường, điều kiện làm việc càng tốt thì mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên càng cao.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng công việc của nhân viên tại khách sạn quốc tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)