Thủy-hải sản

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 87 - 90)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

b. Thủy-hải sản

Với đường bờ biển dài (736 km), vùng thềm lục địa rộng lớn chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước. Tiềm năng hải sản có khả năng khai thác 60,0 - 63,0 vạn tấn/năm. Ở đây có 25 cửa luồng lạch thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá, cùng với bãi triều rộng tới 48,0 vạn ha (trong đó, gần 30,0 vạn ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ) và gần 1.500 km sông ngòi, kênh rạch cũng có thể nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của vùng năm 2008 là 752,2 ngàn ha (chiếm 71,5% của cả nước).

Từ 1991 đến nay, nghề cá của vùng phát triển mạnh cả về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu (năm 2005 kim ngạch xuất khẩu chiếm 37 - 42% cả nước). Phương tiện đánh bắt đã được trang bị lại với công suất lớn > 45 CV/tàu thuyền. Năng suất đánh bắt đạt 0,9 tấn/CV, 30 - 35 tấn/thuyền, 5 tấn/1 lao động.

Năm 2008: sản lượng thuỷ sản của vùng là 2,70 triệu tấn (58,70% của cả nước),

cao nhất là Kiên Giang (318,2 ngàn tấn, chiếm 14,9% của cả nước) và Cà Mau (134,7 ngàn tấn – 6,30% cả nước). Trong đó, cá biển đạt 563,0 ngàn tấn (38,15% cả nước), cao nhất là Kiên Giang (253,0 ngàn tấn, 17,14% cả nước) và Cà Mau (101,3 ngàn tấn – 6,86% cả nước);

Về nuôi trồng: sản lượng 1.838,6 ngàn tấn (74,60% cả nước), cao nhất là An Giang (315,4

ngàn tấn – 12,8% cả nước), Đồng Tháp (281,3 ngàn tấn – 11,4% cả nước). Tôm nuôi 307,0 ngàn tấn (79,0% cả nước), cao nhất là Cà Mau (24,28% cả nước), Bạc Liêu (16,48% cả nước), Sóc Trăng (15,14% cả nước). Cá nuôi 1,41 triệu tấn (76,16% cả nước), cao nhất là An Giang (16,84% cả nước), Đồng Tháp (15,01% cả nước), Cần Thơ (9,75% cả nước).

Các ngư trường tập trung chủ yếu ở Rạch Sỏi, Rạch Giá (Kiên giang), Gành Hào (Bạc Liêu). Ngoài ra, trong vùng còn nuôi nhiều loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao như lươn, ốc,

cua, ếch, rùa, đồi mồi. Đây cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Bảng 6.20. Sản lượng thuỷ sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008 (tấn)

Tổng Khai thác Nuôi trồng

Tổng số Cá biển Tổng số Cá nuôi Tôm nuôi

Cả nước 4602.026 2136.408 1475.800 2465.619 1863.315 388.360 ĐBS Cửu Long 2701.927 863.289 563.000 1838.638 1419.010 307.071 Long An 39.516 11.331 2.300 28.185 22.368 5.720 Tiền Giang 173.106 75.789 52.200 97.317 64.962 10.118 Bến Tre 238.407 81.389 58.000 157.018 117.456 22.842 Trà Vinh 146.578 60.820 14.600 85.757 54.349 19.789

Vĩnh Long 108.378 7.852 100.526 100.464 27 Đồng Tháp 297.794 16.428 281.366 279.655 1.504 An Giang 356.097 40.650 315.447 313.739 1.297 Kiên Giang 428.485 318.255 253.000 110.230 44.445 28.601 Cần Thơ 187.864 6.121 181.743 181.656 81 Hậu Giang 41.862 3.204 38.659 38.401 27 Sóc Trăng 169.500 31.316 23.500 138.184 79.000 58.790 Bạc Liêu 205.151 75.421 58.100 129.730 51.940 63.984 Cà Mau 309.189 134.713 101.300 174.476 70.575 94.291

Vấn đề cần quan tâm là: Do nhu cầu ở trong nước và thị trường thế giới, tôm là loại hàng

hóa rất được ưa chuộng. Tôm được nuôi thành các "vuông" ven biển; dưới rừng đước cho năng suất cao. Những mô hình nuôi tôm được áp dụng như lúa - tôm, rừng – tôm (năng suất đạt 400 kg/ha/năm), trong đó tôm càng xanh có năng suất cao nhất. Ngoài ra, trong vùng còn có tập quán nuôi cá bè, hoặc cá tra trong các ao đìa (nổi tiếng nhất là Châu Đốc). Vì chạy theo lợi nhuận, mà nhiều khu rừng đước, rừng tràm đã bị chặt phá trên một diện rộng không theo qui trình quy phạm, không tuân thủ các qui luật sinh thái cơ bản. Hậu quả với môi trường là rất nghiêm trọng; việc tăng diện tích nuôi tôm cũng đồng thời làm giảm diện tích rừng ngập mặn. Điều này cần được nghiên cứu kĩ để vừa phát triển bền vững nguồn lợi hải sản, vừa BVMTST (năm 1995, diện tích rừng bị chặt phá lên tới 2.592 ha , riêng Cà Mau 2.392 ha)

c. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trong thời gian qua có xu hướng suy giảm, mặc dù ngành lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng phục hồi lại vốn rừng trên đất phèn mặn, mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển; phát động phong trào trồng cây phân tán, nhưng do mùa khô kéo dài nên thường xảy ra nạn cháy rừng (năm 1995 diện tích rừng bị cháy là 2.072 ha, năm 2005 lại tăng lên 1399 ha và năm 2008 là 306,9 ha).

Diện tích rừng trồng tập trung có xu hướng giảm qua các năm, năm 1995 là 39,5 ngàn ha, năm 1999 chỉ trồng được 17,2 ngàn ha và năm 2008 là 6,9 ngàn ha.

Bảng 6.21 . Diện tích rừng trồng, rừng bị cháy và sản lượng gỗ khai thác từ 1995 – 2008

Đơn vị 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008

Rừng trồng Ha 39500 27700 17200 20200 26400 13300 6900

Rừng bị cháy Ha 2072 314,2 12,3 287,7 939,4 1399,3 306,9

Sản lượng gỗ Ngàn m3 520,7 527,9 462,2 458,8 581,8 609,8 632,1 Sản lượng gỗ khai thác 1995 là 520.700 m3, đến năm 2008 là 632.100 m3 (17,7% sản lượng gỗ cả nước), đây cũng là vùng khai thác gỗ lớn của cả nước, chỉ đứng sau Đông Bắc (29,5% cả nước) và DH Nam Trung Bộ (18,8% sản lượng gỗ cả nước)

d. Công nghiệp

Trong công nghiệp, thì giá trị gia tăng hàng năm được tạo ra từ ngành CNCB' LTTP chiếm > 60% . Các ngành khác như công nghiệp sản xuất VLXD, dệt, may, hóa chất cũng có sự tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, các ngành truyền thống như CB' gỗ, cơ khí tăng trưởng chậm

hoặc giảm sút. công nghiệp dệt và may mặc tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp song đang có xu hướng tăng lên.

Là một vùng nông nghiệp, nên công nghiệp CB'LT - TP khá phát đạt, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ nền công nghiệp của vùng (> 60%). Tuy công nghiệp thực phẩm có giá trị lớn, song chỉ mới đưa vào CB' 14 - 15% sản lượng (còn lại là sơ chế, chất lượng và hiệu quả hạn chế). Ngành quan trọng thứ 2 là công nghiệp sản xuất VLXD chiếm 12% giá trị gia tăng của công nghiệp, ngành này phát triển là do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và có nguồn nguyên liệu tại chỗ (đá vôi, đất sét, cát). Các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu nhập chiếm gần 17% GDP công nghiệp; trong số này, ngành công nghiệp hóa chất cơ bản phát triển khá do nhu cầu của thị trường trong vùng lớn (thuốc tân dược, nhựa, bao bì PP...). Các ngành còn lại sản xuất không ổn định và có chiều hướng giảm sút, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc còn chiếm tỉ trọng thấp, mặc dù máy móc phục vụ nông nghiệp có nhu cầu lớn. Về phân bố, công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như Tp Cần Thơ và các thị xã.

e. Du lịch

▪ Vùng có tiềm năng để phát triển du lịch. Trên cơ sở đó đã hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia như:

- Điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái riêng của một Tây Đô, có vẻ đẹp bình dị, nên thơ của làng chài, bến nước. Nổi tiếng nhất là bến Ninh Kiều.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau là phòng thí nghiệm sinh động về các hệ sinh thái

rừng ngập mặn lớn. Ở đây nổi tiếng với những sân chim, rừng đước, rừng tràm và những cánh đồng bát ngát. Hai sân chim nổi tiếng là Vĩnh Thành (Vĩnh Lợi) và Tân Khánh (Ngọc Hiển).

- Điểm du lịch Phú Quốc (Kiên Giang), đây là hòn đảo lớn nhất nước ta (557 km2). Đảo được bao trùm bởi diện tích rừng rộng lớn. Khí hậu tốt, tạo điều kiện cho cây cối phát triển, cùng với bãi biển đẹp và các tài nguyên khác có sức thu hút khách du lịch.

- Núi Sam (An Giang) là một thắng cảnh nổi tiếng. Núi cao 250 m, có nhiều di tích như chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu,...

- Ngoài ra, còn có hàng loạt các điểm du lịch khác: Long An có Bảo tàng Long An, sông

Vàm Cỏ (Long An); chùa Vĩnh Trang, cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm, chợ nổi Cái Bè, cù lao Tân Phong (Tiền Giang). Vĩnh Long có cù lao Hòa Bình Phước, khu du lịch Trường An. Bến Tre có di tích đồng khởi Mỏ Cày, sân chim Ba Tri, làng cây cảnh Cái Mơn, cù lao Phụng. Đồng Tháp có mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn có Tháp Mười, vườn sếu Tam Nông, vườn cây cảnh Sa Đéc. Sóc Trăng có bảo tàng Khơ Me, chùa Dơi. An Giang có khu di tích đồi Tức Dụ, nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đình Châu Phú và Kiên Giang có hòn phụ tử, đình Nguyễn Trung Trực, Thạch Động, lăng Mạc Cửu .

▪ Từ các điểm du lịch trên có thể tạo nên một vài cụm du lịch có giá trị như:

- Cụm du lịch Cần Thơ và phụ cận: chủ yếu là tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích

được xếp hạng ở Cần Thơ, các nhà bảo tàng, miệt vườn, cù lao Hòa Bình Phước, Cồn Ấu, Cồn Sơn, chợ nổi Phụng Hiệp, Phụng Điều.

- Cụm du lịch Tiền Giang và phụ cận: với những tài nguyên du lịch tiêu biểu của vùng là

chùa Vĩnh Trang, cù lao Thới Sơn, Tân Phong, chợ nổi Cái Bè. Ngoài ra, còn có tràm chim Tam Nông, vườn chim Ba Tri, HST ngập nước Đồng Tháp Mười, trại rắn Đồng Tâm, Mộc Hóa...

- Cụm du lịch Châu Đốc (An Giang)-Kiên Giang và phụ cận: với 2 điểm du lịch nổi tiếng

là khu di tích Núi Sam và Phú Quốc, ở đây có di tích của nền văn hóa Óc Eo, những thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, hòn Phụ Tử (?)...

- Cụm du lịch Năm Căn (Cà Mau) và phụ cận: tài nguyên du lịch chủ yếu là HST rừng

ngập mặn Năm Căn, rừng tràm U Minh và sân chim nổi tiếng.

6.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng6.5.1. Hệ thống đô thị 6.5.1. Hệ thống đô thị

Năm 2008, vùng có Cần Thơ (đô thị loại I – trực thuộc TW), 6 thành phố trực thuộc tỉnh, 11 thị xã, 120 thị trấn. Các Tp, thị xã của vùng là Tân An (Long An), Cao Lãnh, Sa Đéc (Đồng Tháp), Tp Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Tp Mỹ Tho, Gò Công (Tiền Giang), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Bến Tre (Bến Tre), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang), Tp Cần Thơ, Vị Thanh (Hậu Giang), Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tp Cà Mau... Hệ thống đô thị phân bố tương đối đều trong vùng, trung bình cứ 414 km2/1 điểm đô thị. Tuy nhiên, ở vùng ven S.Tiền và S.Hậu bình quân 150 - 200km2/đô thị, trong khi ở vùng xa như Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mật độ đô thị lại rất thấp 1.000 km2/đô thị. So với ĐB sông Hồng, mật độ thấp hơn 1,5 lần.

Tỉ lệ dân thành thị (2008) là 21,50%. Cao nhất là: Cần Thơ (51,90%), An Giang (28,60%), Bạc Liêu (26,80%), Kiên Giang (26,00%), thấp nhất là Bến Tre (9,80%). Nhìn chung, vùng chưa có đô thị gọi là lớn, hầu hết là các đô thị nhỏ - quá nhỏ, chỉ có Tp Cần Thơ là lớn hơn cả. Cơ cấu kinh tế của các loại đô thị này chủ yếu là dịch vụ, rồi mới tới công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Hệ thống đô thị của vùng được hình thành và phát triển chủ yếu nhờ mạng lưới GTVT đường thủy; Có một số đô thị ở bán đảo Cà Mau và Đồng Tháp Mười hiện tại nối với bên ngoài chủ yếu bằng GT đường thủy. Tại nhiều đô thị, các phố mặt sông đã hình thành từ lâu đời, tập trung buôn bán và dịch vụ ăn uống, các phố mặt sông vẫn là nét đặc trưng của kiến trúc qui hoạch các đô thị trong tương lai.

6.5.2. Hệ thống giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w