VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂ MỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 94 - 96)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

7. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂ MỞ VIỆT NAM

7.1. Quan niệm về vùng kinh tế trọng điểm và hành lang kinh tế7.1.1. Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) 7.1.1. Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ)

▪ Nhận thức về tầm quan trọng của vùng KTTĐ: Một vùng không thể phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó trong cùng một thời gian. Thông thường có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một (hoặc vài điểm) trong khi đó ở những điểm khác lại chậm phát triển (hoặc trì trệ). Tất nhiên, các điểm phát triển mạnh nhất này phải là những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng. Từ nhận thức về tầm quan trọng kết hợp với việc tìm hiểu những kinh nghiệm thành công và thất bại về phát triển có trọng điểm của một số quốc gia - vùng lãnh thổ; Từ những năm 90 của thế XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các vùng KTTĐ, vấn đề phát triển 3 vùng KTTĐ của nước ta đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

▪ Tại sao phải hình thành các vùng KTTĐ: (1) Do trình độ phát triển nền kinh tế của nước

ta còn ở mức độ thấp, vấn đề tăng tốc và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một nhu cầu cấp bách, nhằm tránh tình trạng tụt hậu ngày càng xa đối với chiến lược hưng thịnh của đất nước. (2) Lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phân dị rất rõ giữa các vùng; như vậy, sẽ có vùng hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi (nhất là vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, lao động có kĩ thuật...), đã có lịch sử phát triển lâu dài; ngược lại, có vùng thiếu những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, đang gặp khó khăn; mặt khác, khả năng nguồn vốn trong nước là có hạn, muốn phát triển nhanh cho cả nước, không cho phép đầu tư dàn trải. (3)

Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ; những thách thức trong hợp tác và cạnh tranh đối với nước ta ngày càng gay gắt; các nhà đầu tư khi vào Việt Nam, tất nhiên đều muốn tới những nơi thuận lợi. Từ những lí do trên, đòi hỏi chúng ta phải sớm hình thành các vùng KTTĐ, để tạo ra động lực mới cho sự phát triển KT-XH của cả nước. Cần hiểu rằng, các vùng khác không phải là không được đầu tư phát triển, việc phát triển ở những vùng thuận lợi sẽ tạo điều kiện để tất cả các vùng cùng đi lên và quan hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Các lãnh thổ được đầu tư trọng điểm bao gồm các lãnh thổ giàu tiềm năng, tập trung các tiềm lực kinh tế, có ý nghĩa động lực và cả những lãnh thổ còn gặp nhiều khó khăn, cần được trợ giúp để tự phát triển.

▪ Thế nào là vùng KTTĐ: Vùng KTTĐ là vùng có ranh giới "cứng" và "mềm"; ranh giới

“cứng” bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; ranh giới “mềm” là khu nhân, gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó.

▪ Lãnh thổ được gọi là vùng KTTĐ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, trên cơ sở đó nếu được đầu tư tích cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.

- Hội tụ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định đã tập trung tiềm lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động kĩ thuật, các trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và vùng, có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư...)

- Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời, có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này không chỉ đảm bảo cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khó khăn khác.

- Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ đây, tác động của nó sẽ lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn.

7.1.2. Hành lang kinh tế

▪ Hành lang kinh tế: Là một khái niệm kinh tế, khái niệm này ra đời dựa trên việc xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh tế, nhằm phát huy tối đa những lợi thế cạnh tranh (về kinh tế, VTĐL, lịch sử) của khu vực. Qui mô ranh giới lãnh thổ của hành lang kinh tế được xác định là ranh giới "mềm", nghĩa là không có ranh giới thật chính xác; Bởi vì, đặc điểm của hành lang phụ

thuộc nhiều vào các quan hệ kinh tế của nó. Khái niệm hành lang kinh tế dựa vào những ý tưởng và yêu cầu của chiến lược phát triển quốc gia, bằng việc sớm CNH', HĐH'. Sự phát triển của vùng KTTĐ sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Đối với hành lang kinh tế, trước hết cần phải xây dựng các mối liên kết kinh tế để có thể làm cho lợi ích của sự tăng trưởng được lan truyền từ ngành này sang ngành khác; từ khu vực này đến khu vực kia. Khi các mối liên kết kinh tế được thiết lập, thì lợi ích nói trên có thể lan tỏa dọc theo hành lang kinh tế một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Sự lan tỏa này là rất quan trọng: Nếu đứng trên quan điểm xã hội, nó đảm bảo cho việc phân phối thu nhập theo lãnh thổ trở nên công bằng hơn; Còn về mặt kinh tế, điều này là cần thiết trong việc tạo ra các điều kiện để bản thân hành lang có khả năng phát triển bền vững.

▪ Hành lang kinh tế bao gồm các yếu tố sau

- Các ngành kinh tế tạo tăng trưởng: Có thể là các ngành công nghiệp chủ đạo hay các

ngành có tỉ trọng ngày càng cao trong toàn bộ nền công nghiệp. Hay nói cách khác, đây là "các ngành phát triển". Các ngành đó có thể là các ngành công nghệ cao (như điện tử, hóa chất) hay các ngành công nghiệp hiện đại (như sản xuất xi măng, thép, chế tạo cơ khí hay lắp ráp xe ô tô), hoặc các ngành dịch vụ.

- Các ngành xúc tác: Là các ngành phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các KCN và của các

ngành kinh tế tạo tăng trưởng. Thí dụ: ngành CB' nông sản có thể được phát triển mạnh hơn khi CSHT (điện, GTVT) được nâng cấp; vì nó có ĐK thuận lợi hơn cho sản xuất và phân phối SP

- Các tuyến chuyển tải: Là các tuyến nối giữa các cực phát triển (các ngành chủ đạo) với

các ngành xúc tác.

- Các trọng điểm phát triển: Là một yếu tố quan trọng hàng đầu; số lượng và vị trí của

chúng được xác định dựa trên một số nhân tố như: Chính sách và ý tưởng chiến lược của Nhà nước; CSHT và nguồn nhân lực; Vị trí và lợi thế so sánh của đô thị; Các nguồn tài chính và kinh tế. Việc lựa chọn các trọng điểm phải dựa vào chính sách của Nhà nước cùng với việc xem xét các nhân tố lịch sử, kinh tế, tài chính của địa phương.

7.2. Ba vùng kinh tế trọng điểm trong cơ cấu lãnh thổ Việt Nam7.2.1. Ba vùng KTTĐ được xác định là 7.2.1. Ba vùng KTTĐ được xác định là

- Vùng KTTĐPB (bao gồm 7 tỉnh, Tp): Tp Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội 8/2008).

- Vùng KTTĐ miền Trung (bao gồm 5 tỉnh, Tp): Thừa Thiên Huế, Tp Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng KTTĐPN (bao gồm 8 tỉnh, Tp): Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng

Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.

7.2.2. Những lợi thế so sánh của 3 vùng KTTĐ và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w