Khoáng sản

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 59 - 60)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

4. TÂY NGUYÊN

4.2.6. Khoáng sản

Tây Nguyên có các loại khoáng sản chủ yếu sau: Bô xít có trữ lượng khá lớn (quặng nguyên ~ 3,05 tỉ tấn, quặng tinh ~ 1,5 tỉ tấn), phân bố ở Đắc Nông và Konplon - An Khê (thuộc Gia Lai - Kon Tum) và Lâm Đồng. Vàng có 21 điểm, trữ lượng ~ 8,82 tấn vàng gốc, phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Đá quí có ở Đắcmin, Chưsê Plâycu, Đăcme, Đăkhia với các loại đá ngọc, xanh lục, xanh nhạt, opan xanh, đen, opan đa màu, nâu, trắng, đục, vàng, phớt nâu, đá ngọc ... hiện nay chưa đánh giá được trữ lượng. Về VLXD, đã phát hiện các mỏ sét gạch ngói, cao lanh gốm sứ, fenpat sứ gốm, đá và cát xây dựng, ... đây là cơ sở cung cấp cho các xí nghiệp xi măng và vôi dính kết ở Chusê (Gia Lai), Bản Đôn (Đắc Lắc).

Ngoài ra, Tây Nguyên còn có đá granit để SX đá ốp lát, điatonit và puzlan sản xuất gạch không nung, bentonit sử dụng làm chất cải tạo đất, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như rượu, dầu, bia, giấy. Than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ (Gia lai), Chư Đăng (Đắc Lắc); Trữ lượng 3 - 4 triệu tấn, chủ yếu làm phân bón và một phần làm nhiên liệu... Than nâu đã phát hiện ở ùng Krông Pach, Krông Ana (Đắc Lắc) và PôCô, sông Ba. Các mỏ thường lộ thiên, độ sâu < 10m, dễ khai thác, chất lượng khá tốt, nhiệt lượng cao.

4.3. Tài nguyên nhân văn

Tây Nguyên có 37 dân tộc (người Việt 60%). Mật độ 92 ng/km2. Tốc độ tăng dân số còn cao (chủ yếu là gia tăng cơ học). Tỉ lệ dân thành thị (2008) 27,90%. Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các TX, thị trấn, ven các trục GT (Tp Buôn Ma Thuột 1.500 ng/km2, Tp Plâycu 2.200 ng/km2, TX Kon Tum 1.400ng/km2). Một số huyện vùng cao, mật độ chỉ 12 - 13ng/km2. Kết cấu dân tộc gần đây có thay đổi (ngoài dân bản địa: Xêđăng, Bana, Êđê, Giarai, Cơho, Mạ, M'nông...), Tây Nguyên đã tiếp nhận số lượng khá lớn dân cư từ Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ đến khai thác kinh tế. Ở đây cũng xuất hiện một số dân tộc ở TDMN'PB' di cư vào. Một số dân tộc còn sống du canh, du cư, phát nương, làm rẫy đã gây tổn thất lớn cho nguồn tài nguyên rừng ở đây.

Về cư trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các dân tộc ở đây thường sống xen kẽ với nhau. Tuy nhiên, cũng có những địa bàn cư trú nhỏ, riêng biệt của một số dân tộc. Ví dụ: Người Bana cư trú chủ yếu ở phía nam cao nguyên Kon Tum và Plâycu (> 11,0 vạn). Người Giarai (18 vạn), tập trung chủ yếu từ phía tây TX Kon Tum kéo dài xuống Chư Páh, Chư Pông, tiếp giáp với người Xêđăng ở phía bắc và tây bắc. Người Êđê (14 vạn) chủ yếu ở Đắc Lắc.

Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống yêu nước và trung thành với sự nghiệp CM thể hiện trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Buôn Ma Thuột là điểm mở đầu cho chiến dịch HCM lịch sử, GP M.Nam, thống nhất đất nước. Về VH, mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng.

Nhưng nhìn chung hoạt động VH đều phản ánh đời sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc (các điệu đàn đá, đàn tơ rưng, múa giã gạo, hội đâm trâu đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh tình yêu đất nước, con người, chí khí bất khuất của những người chủ trên cao nguyên này). Sau 1975 đến nay, với chính sách phân bố lại dân cư - lao động và XD vùng kinh tế mới, Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi. PTSX mới, thâm canh, định canh, định cư đã trở thành phổ biến. Việc tiếp nhận nền VH mới và bảo tồn những tinh hoa văn hóa bản địa cần được đặt ra trong chiến lược khai thác nguồn tài nguyên nhân văn của vùng.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w