Về nông nghiệp

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 85 - 87)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

a. Về nông nghiệp

▪ Trong cơ cấu nông nghiệp, cây lương thực-thực phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Năm 2008, diện tích cây lương thực: 3.899,8 ngàn ha (45,70% cả nước), sản lượng 20.911,3 ngàn tấn (48,34% cả nước). BQLT/ng 1181,8 kg (cả nước 501,8 kg/ng, Đồng bằng sông Hồng 388,5 kg/ng).

Trong đó, diện tích trồng lúa là 3858,9 ngàn ha và sản lượng 20.681,6 ngàn tấn (chiếm 52,0% về diện tích và 53,41% sản lượng lúa cả nước). Năng suất lúa ngày càng nâng cao (năm 1986 là 20,1 tạ/ha, năm 2005 là 50,4 tạ/ha, năm 2008 là 53,6 tạ/ha (chỉ đứng sau ĐB sông Hồng 58,8 tạ/ha, cả nước 52,2 tạ/ha). Năng suất cao nhất là vụ đông xuân (64,4 tạ/ha, cả nước 60,8 tạ/ha); hè thu (47,8 tạ/ha, cả nước 48,8 tạ/ha); lúa mùa (40,2 tạ/ha, cả nước 44,2 tạ/ha ). Sự gia tăng về năng suất, sản lượng trong những năm qua là do vùng tăng cường đầu tư KH-KT, vốn để cải tạo vùng đất phèn, đất mặn ven biển và tạo ra được những giống lúa mới có nguồn gốc từ giống lúa trời vùng ven sông Mê Công. Cây lúa đã được thuần chủng, lai tạo thành hàng trăm giống khác nhau có những đặc tính kinh tế - kĩ thuật riêng (ngắn ngày, chịu mặn, chịu sâu bệnh) thích hợp với các điều kiện sinh thái trên từng khu vực.

Bảng 6.19. Tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008 Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (Tạ/ha) BQLT/ng (kg) Cả nước 7414.3 38725.1 52.2 501.8

Đồng bằng sông Cửu Long 3858.9 20681.6 53.6 1181.8

Long An 457 2178.1 47.7 1533.0 Tiền Giang 244.9 1321 53.9 767.2 Bến Tre 79.2 361.1 45.6 267.2 Trà Vinh 226.9 1086.7 47.9 1049.4 Vĩnh Long 177.4 895.9 50.5 840.1 Đồng Tháp 468.1 2720.2 58.1 1639.4 An Giang 564.5 3519.4 62.3 1601.8 Kiên Giang 609.2 3387.2 55.6 1960.7 Cần Thơ 218.6 1198.5 54.8 1027.7 Hậu Giang 202.9 1020.5 50.3 1273.2 Sóc Trăng 322.3 1743.5 54.1 1349.7 Bạc Liêu 155 764.4 49.3 924.3 Cà Mau 132.9 485.1 36.5 388.1

Về cơ cấu: trước kia chủ yếu sản xuất một vụ, hiện nay đồng ruộng đã được qui hoạch, cải tạo, thủy lợi hóa; có thể gieo cấy được 2 vụ chính (đông xuân và hè thu). Một số địa phương đã đưa lên 3 vụ (hè thu, mùa và đông xuân). Đây là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước dao động từ 3,0 - 3,5 triệu tấn, xuất khẩu nhiều nhất là Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang.

- Cây màu lương thực chỉ chiếm 1,53% diện tích cây lương thực. Nhiều nhất là cây ngô (năm 2008, diện tích 40,9 ngàn ha, sản lượng 229,6 ngàn tấn), ngô trồng chủ yếu trên đất bãi ven sông, nhiều nhất là An Giang. Ngoài ra, có khoai lang (ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng); cây sắn (Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh) diện tích và sản lượng không đáng kể

- Cây trồng khác như cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả chiếm ~ 22 - 25% giá trị gia tăng của ngành trồng trọt. Cây ăn quả có xu hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng do có giá trị cao, đầu tư ban đầu không lớn. Diện tích năm 2005 là 170,0 ngàn ha (nhiều nhất là cam, chuối, quít, canh, xoài, ổi, nhãn, táo...). Cây ăn quả được trồng theo 3 dạng (vườn tạp, vườn hỗn hợp và vườn chuyên); vườn hỗn hợp chiếm 50% diện tích và hiệu quả đạt rất cao. Cây khóm (dứa) có diện tích 28.300 ha; cây dừa 185.000 ha.

▪ Về chăn nuôi: Đàn trâu giảm nhanh (1985 có 329,0 ngàn con đến năm 2008 còn 43,1

ngàn con). Đàn bò có xu hướng tăng (1995 là 149,9 ngàn con, năm 2008 tăng lên 713,5 ngàn con). Đàn lợn năm 2008 là 3630,1 ngàn con (13,6% đàn lợn cả nước), so với tiềm năng thực tế của vùng thì số đầu lợn còn ít. Gia cầm, vùng có truyền thống nuôi vịt lấy thịt, trứng và lông xuất khẩu, nguồn thức ăn chính là lúa rơi rụng trong mùa gặt và nguồn thuỷ sản (tôm, cá, ốc, cua...), tổng đàn gia cầm năm 2008 là 47,52 triệu con (chiếm 19,20% cả nước), chủ yếu là vịt ở Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w