Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 28 - 29)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)

2.2. Tài nguyên nhân văn

- Là vùng có lịch sử hình thành sớm, là cái nôi của nền văn minh lúa nước; dân cư đông đúc; có truyền thống thâm canh và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Mật độ dân số trên 1.239 ng/km2 (2008), cả nước 260 ng/km2 (Hà Nội 6.116 ng/km2, thấp nhất là Ninh Bình 936 ng/km2). Dân cư thường tập trung trên các dải đất cao, ven sông, dọc các tuyến GT lớn, ở các làng nghề như Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội), Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Tây), Thuận Vi (Vũ Thư - Thái Bình), các vùng ven biển như Thụy Anh (Thái Thụy - Thái Bình), Nghĩa Hưng (Nam Định),.v.v. Khu vực thưa dân chủ yếu ở các vùng bán sơn địa và dải ô trũng của đồng bằng. Hình thức cư trú có 2 xu hướng chính theo kiểu làng, xã tập trung thành những điểm trên dải đất cao xen kẽ trong vùng và phân bố dọc hai bờ sông Hồng, Thái Bình (phù hợp với việc SX và sinh hoạt của nhân dân trong vùng gắn với nông – ngư).

- Tỉ lệ dân đô thị (2008) là 26,30%, thấp hơn mức TB của cả nước (28,1%), ĐNBộ

(58,00%). Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơn hẳn các vùng khác. Tỉ lệ người chưa biết chữ chỉ 0,68% (cả nước 3,74%); LĐ có CMKT là 25,85% (cả nước 19,70%); số cán bộ có trình độ CĐ-ĐH chiếm 35,5% tổng số cán bộ CĐ - ĐH của cả nước (ĐNBộ là 20,6%). Sự phát triển

KT-XH lâu đời đã hình thành trên vùng nhiều điểm, cụm KT - XH, thị trấn, thị xã, Tp (đặc biệt là hai TT kinh tế rất lớn Hà Nội, Hải Phòng được coi là 2 cực phát triển của vùng); Có những làng nghề nổi tiếng như nghề khảm bạc, đúc đồng và cơ khí (Đồng Quĩ, Nam Ninh, Nam Định); nghề khắc, chạm, trổ kim loại (Đồng Sâm, Kiến Xương, Thái Bình); nghề gốm, sứ (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội); nghề dệt vải tơ lụa (Vạn Phúc, Hà Đông).v.v. Tài nguyên VH, lịch sử, những công trình kiến trúc cổ,... có mật độ tập trung cao hơn nhiều so với các vùng khác.

▪ Những khó khăn: Lịch sử khai thác sớm đã để lại một địa hình ô trũng lớn, rất tốn kém

khi cải tạo; Khí hậu 2 mùa đã gây mất cân đối nguồn tài nguyên nước, một mùa dư thừa nước lại kèm theo bão lũ dễ bị ngập úng; một mùa khô (thiếu nước). Các sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc qua vùng MN'TD rồi vào đồng bằng ra biển, vì vậy mọi tác động của vùng thượng và trung lưu đều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng như (phá rừng, phù sa bồi lấp cửa sông, nước thải của các KCN, nước thải của đô thị...). Gia tăng dân số vẫn còn cao; di dân tự do vào các TP lớn đã gây sức ép lớn đối với nền kinh tế; việc làm - thất nghiệp ở TP, thiếu việc làm ở nông thôn đang là vấn đề lớn cần giải quyết; đã vậy việc điều tra cơ bản, xây dựng qui hoạch, kế hoạch khai thác tiềm năng trong vùng còn chắp vá, chưa đầy đủ, gây tình trạng lãng phí, sử dụng không hợp lý.... đều ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH của vùng.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w