Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1 Địa hình

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 56 - 58)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

4. TÂY NGUYÊN

4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1 Địa hình

4.2.1. Địa hình

Nét đặc trưng của địa hình là những cao nguyên lượn sóng ở độ cao 600 - 800 m/mực

nước biển. Nằm ở phía tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc và thoải dần từ đông - tây (thuộc chiều đón gió Tây và Tây Nam). Sườn Đông dốc đứng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình cũng bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ ràng. Các bậc cao ở phía đông, thấp về phía tây. Các dạng địa hình chủ yếu:

▪ Địa hình cao nguyên: đây là dạng địa hình đặc trưng nhất, tạo nên bề mặt chủ yếu của

vùng. Có thể phân ra các bậc địa hình chính sau:

- Bậc địa hình ở độ cao 100 - 300 m: chủ yếu ở khu vực Cheo Reo-Phú Túc, Ea Súp và một số khu vực dọc biên giới Việt Nam - Cămpuchia.

- Bậc địa hình ở độ cao 300 - 500 m: chủ yếu ở khu vực dọc sông Đăk Pôkô, xung quanh

TX Kon Tum, An Khê và thung lũng Lắc.

- Bậc địa hình ở độ cao 500 - 800 m: bao gồm các cao nguyên đất đỏ ba dan như cao

nguyên Plâycu (là 1 trong 2 cao nguyên rộng lớn nhất), bề mặt khá bằng phẳng, có hướng nghiêng dần về phía nam có độ cao 400 m, còn ở phía bắc và đông bắc độ cao 750 - 800 m). Cao nguyên Buôn Ma Thuột (là cao nguyên rộng lớn nhất, chiều dài bắc nam lên tới 90 km và chiều Đông Tây 70 km). Cao nguyên Lang Biang và Di Linh (Lâm Đồng) là 2 cao nguyên có khí hậu ôn hòa quanh năm. Dạng địa hình cao nguyên rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm với qui mô lớn (đây cũng là những vùng chuyên canh cây CN lớn của vùng). Khả năng mở rộng diện tích đất nông - lâm còn rất lớn. Bô xít tập trung chủ yếu ở khu vực này. Khó khăn chính là thiếu nước trong mùa khô và mực nước ngầm sâu, vì vậy chỉ thích hợp với cây lâu năm và chịu hạn.

▪ Địa hình vùng núi: Tây Nguyên cũng có những dãy núi khá đồ sộ như:

- Dãy Ngọc Linh: là dãy núi đồ sộ nhất ở Bắc Tây Nguyên, kéo dài từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam gần 200 km. Ở phía bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất (2.598 m), phía tây có đỉnh Ngọc Lum heo (2.023 m), S.Pôkô ngăn cách đỉnh này với dãy Ngọc Bin San (1.939 m). Nối tiếp về P.Nam - Đông Nam là dãy Ngọc Krinh (2.066 m), dãy này bị S.Đăk Acoi xẻ dọc, S.Đăk Bla và Đăk Pơné cắt ngang. P.Nam Đăk Bla: dãy Ngọc Krinh có các đỉnh Kon Kakinh (1.748 m), Kon Bôrôa (1.532 m), Kon Xa Krông (1.330 m) và Chư Rpan địa hình thấp nhất tại đèo Măng Giang (830 m) có QL 19 từ Qui Nhơn - Plâycu qua đèo này. Phía tây dãy Ngọc Krinh là núi

Ngọc Boc (1.757 m) và núi Chư Hereng (1.152 m); dãy Ngọc Linh được tạo thành bởi đá granit và đá phiến mica, một số khối như Kone Krông được tạo thành bởi đá riolit.

- Dãy núi An khê: dài 175 km (phía nam sông Trà Khúc đến thung lũng sông Ba), chiều

rộng 30 – 40 km. Đây là một dãy núi khá đồ sộ, tạo nên ranh giới tự nhiên giữa Đông và Tây Trường Sơn.

- Dãy Chư Dju: rộng 30 km, dài 100 km từ phía nam cao nguyên Plâycu đến phía bắc

khối núi Vọng Phu.

- Dãy núi vọng Phu: rộng 30 km, dài 60 km, chạy theo hướng đông bắc-tây nam, được

cấu tạo bởi đá granit. Đỉnh cao nhất là Vọng Phu (2.051 m), hạ thấp dần về phía đông bắc đến đèo Cả chỉ còn 700 m.

- Dãy Tây Khánh Hòa: nằm ở P.Nam dãy Vọng Phu tạo nên ranh giới giữa sườn đông của

Tây Nguyên, Krông Pach và cao nguyên Đà Lạt; còn sông Cay tạo nên giới hạn tự nhiên của dãy núi về phía đông.

Ngoài ra, còn có các dãy núi ở phía Tây Bắc cao nguyên Đà Lạt như dãy Chư Yasin, dãy

Đan Sơna - Ta Đung.

▪ Địa hình thung lũng chiếm diện tích nhỏ. Gồm: cánh đồng An Khê là kiểu thung lũng

giữa núi bị san bằng và mở rộng; thung lũng Sa Thầy và bình nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn; vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc; vùng trũng Krông Pach - Lắc ở phía nam cao nguyên Buôn Ma Thuột vốn là thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lắk rộng > 800 ha được tạo nên do lớp badan đệ tứ lấp mất dòng chảy của sông Krông Ana. Địa hình thung lũng chủ yếu phát triển cây LT-TP và nuôi cá nước ngọt.

4.2.2. Khí hậu

Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam, vì vậy vào mùa hè - thu mưa nhiều, khá đều đặn, thời tiết dễ chịu. Ngược lại, mùa đông - xuân hầu như không có mưa, khô hạn gay gắt do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn. Là vùng có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình 200C, có sự chênh lệch giữa ngày và đêm. Những nơi có lượng mưa lớn là vùng núi trung bình Ngọc Linh (2.500 - 3.000 mm) và vùng tây nam cao nguyên Plâycu (Đức Cơ) 2.600 - 2.800 mm. Nơi ít mưa nhất là thung lũng Cheo Reo - Phú Túc (< 1.200 mm) tiếp đến là vùng trũng An Khê, Krông Buk (~1.400 mm)

4.2.3. Sông ngòi

Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng Xêsan (DT lưu vực 11.450 km2); Thượng Srêpôk (11.721 km2); Ba nhánh sông chính (Krông Ana, Krông Knô, Ea H'leo); Thượng S.Ba (11.410 km2), thượng S.Đồng Nai (22.000 km2). Tổng lưu lượng nước 50 tỉ m3, năm ít nhất cũng 30 tỉ m3. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu (mưa lớn - dòng chảy khá và ngược lại). Khó khăn lớn nhất của vùng là thiếu nước trong khô. Nếu giải quyết tốt nhu cầu về nước, thì chế độ nhiệt của Tây Nguyên là tiềm năng rất quan trọng, cùng với tài nguyên đất sẽ tạo ra năng suất sinh học cao và nền SX NN đa dạng.

4.2.4. Đất đai

Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 1.597,1 ngàn ha (28,4%). Trong đó, cây ngắn ngày 522,7 ngàn ha, cây lâu năm 665,2 ngàn ha, đồng cỏ chăn nuôi 4,3 ngàn ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 10,1 ngàn ha. Như vậy, tiềm năng đất nông nghiệp rất lớn.

Bảng 6.10. Cơ cấu sử dụng đất của vùng Tây Nguyên tại thời điểm 01/01/2008 Diện tích (1000 ha) Chia ra (%) Nông nghiệp Lâm nghiệp Đất CD Đất ở Chưa sử dụng Cả nước 33114.6 28.45 44.74 4.69 1.87 20.24 Tây Nguyên 5463.9 29.78 57.15 2.60 0.80 9.68 Kon Tum 969.0 14.29 69.65 1.04 0.52 14.50 Gia Lai 1553.7 32.76 55.62 3.11 0.87 7.65 Đắk Lắk 1312.5 36.36 45.61 3.74 1.07 13.22 Đắk Nông 651.5 35.07 55.66 2.47 0.60 6.20 Lâm Đồng 977.2 28.01 63.68 1.87 0.72 5.72

Đất lâm nghiệp của vùng 3122,5 ngàn ha, trong đó đất có rừng là 2928,7 ngàn ha (rừng tự nhiên 2731,4 ngàn ha, rừng trồng 197,3 ngàn ha), độ che phủ rừng 53,6%. Như vậy, vùng còn 193,8 ngàn ha ĐTĐNT và đang bị thoái hóa nghiêm trọng (riêng đất bằng là 38,9 ngàn ha). Đất đang bị thoái hóa lại ở mức độ khác nhau, đất ba dan bị thoái hóa 71,7% (thoái hóa nặng 21%, thoái hóa nhẹ và TB 50,7%), đây là vấn đề cần phải giải quyết bằng cách kết hợp các biện pháp sinh học, kĩ thuật, đầu tư đồng bộ để cải tạo, phục hồi độ phì cho đất.

Tốt nhất trong các loại đất là: Đất đỏ ba dan (1,4 triệu ha) thích hợp cho phát triển các cây CN (cà phê, cao su, điều, chè, dâu tằm) và các cây ăn quả; Tập trung ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh, Đức Trọng. Đất đỏ - vàng phát triển trên đá macma a xit (1,8 triệu ha), tuy kém phì nhiêu so với đất đỏ ba dan, nhưng tơi, xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, còn có đất phù sa sông suối ở các vùng trũng, diện tích nhỏ (130 ngàn ha) thích hợp cho cây LT - TP, rau đậu... (nhất là cây lúa nước).

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w