- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,
6. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL)
6.2.4. Nguồn nước
Nguồn nước của vùng khá phong phú. Thực chất, đây là phần hạ lưu của S.Mê Công, khi vào Việt Nam được chia làm 2 nhánh Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển bằng 9 cửa sông. Tổng lượng nước của hệ thống S.Cửu Long 500 tỉ m3 (S.Tiền 79%, S.Hậu 21%).
Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa, nước sông lớn nhất vào tháng IX - X làm ngập các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên (có nơi ngập sâu tới 3 m); mùa này nước sông mang nhiều phù sa cho đồng bằng. Về mùa khô lượng nước giảm hẳn, chỉ còn ~ 200 m3/s. Do vậy, thủy triều đã lấn sâu vào đồng bằng làm cho các vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Vùng có hệ thống kênh rạch khá dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GT đường thủy và phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Vùng có 752,2 ngàn ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 71,5% cả nước (trong đó, 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu). Cá biển ở đây tập trung 54% trữ lượng cả nước. Biển rộng và nông, có nhiều đảo, thềm lục địa rộng, nhất là gần các cửa sông có nhiều phù du làm thức ăn cho tôm cá, ít có nhiễu động về thời tiết nên thuận lợi cho nuôi trồng - đánh bắt cá quanh năm.
Chế độ thủy triều của vùng cũng có những đặc trưng riêng giữa bờ đông và bờ tây (phía đông có chế độ bán nhật triều, biên độ triều ~ 3,0m; Bờ tây có chế độ nhật triều, biên độ 0,7m). Bờ biển hàng năm được phù sa bồi đắp mở rộng (nhất là vùng Đất Mũi).
Nước ngầm của vùng khá phức tạp, thường ở độ sâu > 100m. Một số nơi như Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ đã khoan giếng sâu để lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm cũng cần phải lưu ý, nếu khai thác quá mức, mạch nước ngầm bị hạ thấp dẫn đến hiện tượng ngấm nước mặn và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.