DH Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 53 - 55)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

b. DH Nam Trung Bộ

● Định hướng chung: Lấy công nghiệp làm trọng tâm, đẩy mạnh nền kinh tế của vùng

theo hướng xắp xếp lại cơ cấu ngành nhằm phát triển các nhóm ngành chủ đạo có lợi thế về nguồn nguyên liệu gắn với cảng nước sâu; Hình thành các KCNTT, trước hết là dải Liên Chiểu -

Đà Nẵng, Dung Quất và Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh. Hướng mạnh vào CNCB' SP xuất khẩu. Coi trọng đầu tư theo chiều sâu, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ kết hợp với qui mô lớn có trọng điểm thu hút nhiều lao động. Tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nuôi trông thủy sản, chú trọng các đặc sản. Xây dựng và khai thác các cảng nước sâu để phát triển vận tải, dịch vụ cảng gắn với việc hình thành các KCNTT Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất và Văn Phong - Nha Trang - Cam Ranh. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa với nhiều hình thức. Phát triển nông - lâm theo hướng bảo vệ MTST, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, phát triển một số cây CN dài và ngắn ngày; phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với CNCB', coi trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng gắn với giữ gìn cảnh quan và MTST. Chú ý phát triển CSHT kĩ thuật và xã hội, bảo vệ sức khỏe, chống ô nhiễm môi trường (nhất là ở các KCN, du lịch, dịch vụ), cải thiện điều kiện sống và hạ thấp tỉ lệ tăng dân số với mức 0,1%/năm. Phát triển KT-XH gắn với an ninh quốc phòng.

▪ Về công nghiệp: Phát triển nhanh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc - hóa dầu, khai thác khoáng sản (sa khoáng nặng, đá ốp lát, cát thủy tinh, nước khoáng...). Phát triển CNCB' nông - lâm, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản và CNCB' thủy hải sản (nhất là CB' xuất khẩu). Đầu tư cho công nghiệp cơ khí (nhất là cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền). Phát triển ngành công nghiệp dệt, da, may phục vụ đời sống và xuất khẩu. Từng bước đầu tư tập trung dứt điểm vào các KCN với công nghệ tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao. Phát triển các ngành và các KCN nhằm tạo động lực cho toàn vùng để có thể tiến kịp với sự phát triển chung của cả nước.

▪ Về nông nghiệp: phấn đấu giữ mức tăng trưởng ổn định trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu theo hướng thâm canh, tăng vụ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa; Khai thác tốt năng lực của các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng các công trình mới để thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích, từng bước thực hiện an toàn về lương thực và góp phần vào xuất khẩu; chú trọng phòng chống thiên tai bão lụt; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá), cây công nghiệp dài ngày (điều, dừa, cao su, ca cao, hồ tiêu) tạo nguồn nguyên liệu cho CNCB'; kết hợp giữa nông - lâm tạo môi trường phát triển bền vững, chú trọng trồng cây ăn quả phục vụ đời sống tạo cảnh quan môi trường cho du lịch. Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa (chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đàn lợn và gia cầm). Phấn đấu năm 2010, tỉ trọng chăn nuôi đạt 40 - 50% giá trị sản lượng trong nông nghiệp.

▪ Về lâm nghiệp: bảo vệ 897.000 ha rừng tự nhiên hiện có; Quản lý - chăm sóc 71.700 ha rừng trồng; Trồng mới trên diện tích ~1,0 triệu ha ĐTĐNT để đưa đất sử dụng trong lâm nghiệp lên ~2,1 triệu ha. Nâng độ che phủ lên 62-68% (2010)

▪ Về thủy - hải sản: nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho ngành giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn.

▪ Phát triển CSHT: XD hệ thống GT (đường bộ, sắt, thủy và hàng không) thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách, tạo môi trường thuận lọi cho đầu tư, thúc đấy sản xuất hàng hóa phát triển và đưa văn minh đô thị vào nông thôn. Tập trung xây dựng có trọng điểm vào một số cảng nước sâu, phát huy thế mạnh vận tải biển, đặc biệt là nối cảng với đường xuyên Á, với đường hàng hải quốc tế. Từng bước XD và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và

dân sinh. Đẩy nhanh xây dựng CSHT đô thị, trước hết là đô thị hạt nhân, trong đó chú trọng đến cấp-thoát nước, điện, GTVT nội thị, CSHT XH, vệ sinh MT và tăng cường quản lý đô thị.

▪ Về phát triển du lịch - dịch vụ: Hình thành 3 trung tâm du lịch: Tp Đà Nẵng và phụ cận; Qui Nhơn và phụ cận; Tp Nha Trang và Văn Phong - Đại Lãnh. Đồng thời XD các khu du lịch khác như Quảng Ngãi và phụ cận, TX Tuy Hòa - Sông Cầu - Suối Trai (Phú Yên) và một số nơi ở N.Thuận và B.Thuận. Xây dựng trung tâm thương mại vùng ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Phát triển các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng

▪ Chú trọng việc bảo vệ MTST trong quá trình phát triển KT - XH. Phát triển công

nghiệp, du lịch, dịch vụ phải có biện pháp chống ô nhiễm MT tự nhiên, môi trường sống. Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói - giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Duyên hải miền Trung.

1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ

3. Phân tích các thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư và khả năng khai thác của vùng Bắc Trung Bộ

4. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ ?

5. Vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng Duyên hải miền Trung cần được giải quyết bằng cách nào. Khả năng giải quyết vấn đề này ?

6. Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải miền Trung?

7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ

8. Phân tích những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của các đồng bằng Duyên hải miền Trung. Phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý ở các vùng này.

9. Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở Duyên hải miền Trung phải gắn với việc xây dựng CSHT và CSVC-KT. Hãy nêu phương hướng giải quyết

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w