Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 40 - 42)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

a. Bắc Trung Bộ

● Về sự phát triển: PCLĐ XH cùng sự phát triển sản xuất thấp hơn các vùng khác, sản

xuất còn phân tán, qui mô nhỏ. Giá trị hàng hóa xuất ra vùng khác chỉ bằng 1/6 giá trị hàng hóa nhập vào. Tăng trưởng kinh tế 1996 - 2002 đạt 6,0 - 6,5% (chỉ cao hơn Tây Bắc và Tây Nguyên). GDP đạt trên 22.000 tỉ đồng (8,6% GDP cả nước); GDP/người/tháng (2004) 317.100 đồng (bằng 65% mức TB cả nước). Hiện nay đang có sự chuyển biến, song chủ yếu vẫn là N - L - N (46,0%).

● Các ngành sản xuất chủ yếu:

▪ Về sản xuất nông nghiệp: thế mạnh nổi bật là cây công nghiệp hàng năm (lạc, cói, mía,

dâu tằm...). Cây lạc chiếm 24,6% cả nước, tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Cây cói chiếm 25,8% diện tích cả nước, tập trung ở ven biển Thanh Hóa và một ít ở Nghệ An. Ngoài ra còn còn mía (Nghệ An, Thanh Hóa), dâu tằm, thuốc lá... Cây CN lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu) quan trọng nhất là hồ tiêu (19,84% diện tích cả nước) phân bố ở Quảng Trị, Quảng Bình; cà phê (2.200 ha) ở Nghệ An; cao su (5.594 ha) Quảng Trị; chè (2.100 ha) ở phía tây Thanh Hóa, Nghệ An; dừa ở Thanh Hóa và Diễn Châu, Nghệ An. Các cây ăn quả (chủ yếu là cam) ở vùng Sông Con, Tây Hiếu (Nghệ An), Hà Trung, Vân Du (Thanh Hóa). Cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất trong ngành trồng trọt nhưng chủ yếu là để tự túc lương thực.

Năm 2008, diện tích cây lương thực là 82,9 vạn ha; SLLT 4,04 triệu tấn; BQ/người 374,9 kg (bằng 74,7% mức TB của cả nước – 501,8 kg/ng), như vậy vùng không có khả năng về SXLT, vẫn phải nhập từ nơi khác đến.

▪ Về chăn nuôi, vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò. Tổng đàn trâu (2008) là 73,36

vạn con (25,30% cả nước), riêng 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa chiếm 18,0% tổng đàn trâu cả nước; đàn bò 1,18 triệu con (18,60%), Thanh Hóa và Nghệ An chiếm 12,0% tổng đàn bò cả nước; đàn lợn 3,55 triệu con (13,30%), Nghệ An và Thanh Hóa dẫn đầu cả nước (8,7%), đàn hươu (Nghệ An, Hà Tĩnh), chăn nuôi vịt đàn ở Thanh Hóa.

▪ Về khai thác - nuôi trồng thủy sản: Vùng có truyền thống về ngư nghiệp, có nhiều cơ sở

đánh bắt - CB' hải sản như Cửa Hội (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa sót, Cửa Nhượng (Hà Tĩnh), Thuận An (T-T-Huế).

Năm 2008, sản lượng thuỷ sản đạt 219,5 ngàn tấn (10,3% cả nước); trong đó, cá biển 157,3 ngàn tấn (10,66% cả nước), cá nuôi 62,43 ngàn tấn, tôm nuôi 13,72 ngàn tấn). Vùng có 48,4 ngàn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, dọc ven biển đang phát triển nuôi, trồng tôm nước mặn - lợ, nuôi cá lồng, nuôi nhuyễn thể, rong tảo...

▪ Lâm nghiệp: gỗ, tre, nứa là lâm sản hàng hóa chủ yếu và tập trung ở Thanh Hóa, Nghệ

An. Sản lượng gỗ khai thác 388,2 ngàn m3 (chiếm 10,9% cả nước), Thanh Hóa và Nghệ An chiếm 60% sản lượng; tre luồng khai thác ~ 41,4 triệu cây. Vùng có nhiều lâm trường chuyên khai thác - CB'- tu bổ rừng như lâm trường Như Xuân, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê, Ba Rũn... Việc khai thác rừng đã đến mức giới hạn, rừng giàu chỉ còn ở giáp biên giới Việt – Lào, vì vậy việc khai thác kết hợp tu bổ và trồng mới là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

▪ Công nghiệp: dựa vào thế mạnh về nguồn tài nguyên tại chỗ vùng phát triển mạnh

lớn tập trung ở Thanh Hóa, Nghệ An; công nghiệp tiêu dùng với ngành mũi nhọn là dệt kim tập trung ở Vinh, Huế. Nhìn chung công nghiệp của vùng chưa phát triển, hầu hết các cơ sở công nghiệp có qui mô nhỏ, sản phẩm chỉ có ý nghĩa địa phương (trừ sản xuất xi măng).

Hiện tại và tương lai vùng sẽ hình thành hàng loạt các khu vực công nghiệp: Bỉm Sơn

(VLXD - xi măng); Lệ Môn (CB' LT-TP, hải sản, thức ăn gia súc, lắp ráp điện tử...); Hàm Rồng (cơ khí, CB' lương thực - thực phẩm); Mục Sơn (đường mía, bánh kẹo, bột ngọt, thịt hộp, hoa quả, thức ăn gia súc...); Nghi Sơn (VLXD, cơ khí lắp ráp-sửa chữa, lọc hóa dầu, sửa chữa tàu thuyền); Hoàng Mai (hóa chất, VLXD (xi măng 1,2 triệu tấn), đá xây dựng, gạch ngói); Nghĩa Đàn (SX đường, giấy, rượu, VLXD); Bản Mai – Con Cuông (thủy điện); Gia Lách (CB' N-L-HS, CN nhẹ, hàng tiêu dùng); dọc hành lang QL 8 (CB' nông - lâm, VLXD, CNSX hàng tiêu dùng); Cụm Bắc TP Vinh (cơ khí, các ngành KT cao); Cửa Hội (CB' LT - TP, hải sản đông lạnh, đồ hộp, nước đá); Cửa Lò (CB’ hàng nông - lâm, tiêu dùng, cơ khí điện tử, tin học, dịch vụ tàu biển); Thạch Khê, Vũng Áng (khai thác quặng sắt (10 triệu tấn/năm), luyện thép (3,0 triệu tấn/năm), CB' LT - TP, hải sản đông lạnh); Đồng Hới, Thanh Hà (xi măng, CB' N - L - N, TP, gốm sứ, hóa chất (phân bón, cao su, dược phẩm, đất đèn...); Đông Hà, đường 9 (CNVLXD, CB' cao su, thực phẩm, cơ khí điện tử, đóng tàu thuyền, khai thác đá, thủy điện Rào Quán); TP Huế, Chân Mây và phụ cận gồm Văn Xá (VLXD), Vĩ Dạ, Tân Mỹ (CB' hải sản), Thuận An (CNCB' hải sản, CN nhẹ ~ 200ha); Phú Bài (200 ha, gạch men sứ, CN nhẹ, điện tử).

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w