Hiện trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 29 - 30)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)

2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hộ

- Về sản xuất nông nghiệp: Từ nền nông nghiệp lúa nước độc canh, đến nay cơ cấu kinh tế

của vùng đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn mang sắc thái của nền nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, độc canh. Năm 2008, đất nông nghiệp chiếm 50,35% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Cây lương thực 1,2 triệu ha (14,0% diện tích đất nông nghiệp cả nước), SLLT 7,20 triệu tấn (16,65% cả nước); đất trồng lúa là 1,15 triệu ha (15,6% cả nước), sản lượng là 6,77 triệu tấn (17,5% cả nước). Cây hoa màu chỉ chiếm 5% chủ yếu là ngô (diện tích 91.600 ha, sản lượng 404,1 ngàn tấn), còn lại là khoai, sắn trên các vùng đất bãi ven sông hoặc vùng đất cao luân canh với các cây ngắn ngày khác.

+ Cây công nghiệp hàng năm nhiều nhất là đay (55,1%) và cói (41,28%) cả nước. Ngoài ra còn có đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm,.v.v.

+ ĐB sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả xuất khẩu lớn nhất cả nước trong vụ Đông-Xuân (đây là thế mạnh độc đáo của vùng với 3 tháng mùa đông lạnh), phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Diện tích rau đậu các loại khoảng trên 80,0 vạn ha. Về chăn nuôi, đàn lợn gắn với vùng sản xuất lương thực .

+ Chăn nuôi: Đàn lợn 6,79 triệu con (2008) chiếm 25,4% cả nước; gia cầm trên 66,52 triệu con (26,90%); đàn trâu có xu hướng giảm (1985 là 330,0 ngàn con, 2008 còn 107,5 ngàn con); đàn bò tăng từ 176,0 ngàn lên 702,6 ngàn con, bò sữa phát triển mạnh ở ngoại thành Hà Nội; chăn nuôi gà công nghiệp đang phát triển mạnh dưới hình thức trang trại.

- Về công nghiệp: là vùng công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất ở nước ta, tập trung

nhiều xí nghiệp CN hàng đầu cả nước. Những ngành quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP là CNCB' LT-TP (20,9%), CN nhẹ (dệt, may, da) 19,3%, công nghiệp SXVLXD (17,9%), cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, điện) 15,6%, Hóa chất - phân bón - cao su (8,1%). Sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu của vùng, cho các tỉnh phía Bắc và cả nước. Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển KT - XH của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay khu công nghệ cao Hòa Lạc - Xuân Mai.

Các KCN có quyết định thành lập ở ĐB sông Hồng đến tháng 11/2003: ở Hà Nội (KCN Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Daewoo-Hanel, KCN Bắc Thăng Long), Hải Phòng (KCN Nomura, KCN Đình Vũ, KCN Hải Phòng 96), Hải Dương (KCN Đại An và KCN Phúc Điền), Hưng Yên (KCN Phố Nối), Hà Tây (KCN Bắc Phù Cát), Bắc Ninh (KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ), Vĩnh Phúc (KCN Kim Hoa) và Thái Bình (KCN Phúc Khánh)

- Các ngành dịch vụ, thương mại thực chất mới đang phát triển.

+ Về GTVT, vùng có nhiều đầu mối quan trọng nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước (sân bay Nội Bài, cảng biển Hải Phòng). Mật độ đường ô tô 1,18 km/km2 (cả nước 0,55 km/km2), đường sắt 29 km/100 km2 (cả nước 0,8 km/100 km2), đường sông có giá trị vận tải 2.046 km. Hàng hóa vận chuyển và luân chuyển (33,0 % và 36,01% cả nước); Hành khách vận chuyển và luân chuyển (32,15% và 17,10 % của cả nước).

+ Là trung tâm thương mại lớn của cả nước, vùng đảm nhận phân phối hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung. Tổng mức bán lẻ chiếm 26% cả nước. Là trung tâm tài chính, ngân hàng, X - NK, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ lớn của cả nước. Là vùng nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tế (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Về dịch vụ bưu điện, thì trên 70% là cung cấp cho ngoài vùng.

- Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng tỉ trọng của khu vực

CN - XD và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực N - L - N. Trong nội bộ của từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH' và HĐH'.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w