Đối với các ngành

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 65 - 67)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

b. Đối với các ngành

▪ Về Nông - Lâm nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy

ưu thế và tiềm năng hiện có, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Chú trọng giữ gìn cảnh quan MT bảo vệ HST, phát triển bền vững. Thực hiện đầu tư, thâm canh; kết hợp nông - lâm nghiệp - CNCB', từng bước hiện đại hóa những khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu. Mở rộng hợp lí diện tích cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây dược liệu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mở rộng diện tích và thâm canh ngô, hạn chế và đi đến xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Sử dụng hợp lý quĩ đất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các vùng cây chuyên canh, tạo ra tỉ suất hàng hóa chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra

nguyên liệu thịt, da, sữa... phục vụ cho CNCB'. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có (đặc biệt là rừng đầu nguồn, đặc dụng, rừng phòng hộ), đẩy nhanh việc trồng và khôi phục diện tích rừng, tăng độ che phủ. Coi trọng lợi ích bảo vệ MTST kết hợp lợi ích lâm sinh.

▪ Về công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ

như: CB' cà phê, cao su, mía đường; công nghiệp thực phẩm, VLXD, giấy, sành sứ... Phát triển ngành cơ khí sửa chữa, khuyến khích phát triển TTCN ở cả thành thị và nông thôn. Từng bước đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, đặc biệt là CNCB' sản phẩm của các vùng chuyên canh, sản phẩm lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, Gắn công nghiệp với nông - lâm nghiệp để thúc đấy sản xuất phát triển. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành các KCNTT nhằm phát huy tiềm năng và ưu thế của vùng. Tập trung phát triển công nghiệp với qui mô thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng công nghệ đòi hỏi ít vốn, nhưng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần CNH' nông thôn; ứng dụng tiến bộ của KH-KT vào sản xuất nông - lâm.

▪ Về thương mại, du lịch và dịch vụ: Phát triển mạnh lưới thương mại kinh doanh đa dạng,

phù hợp với địa bàn Tây Nguyên; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển. Từng bước xây dựng các TT thương mại ở các Tp, thị xã để trao đổi hàng hóa, giới thiệu sản phẩm với các vùng khác và với Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Hình thành, phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng dịch vụ giao lưu hàng hóa. Chú trọng hướng dẫn, tổ chức và quản lý tốt mạng lưới thương nghiệp để cung cấp và thu mua hàng hóa cho đồng bào DT (nhất là ở vùng khó khăn). Khai thác lợi thế về VTĐL, khí hậu, cảnh quan MT... để phát triển các cơ sở du lịch hiện có, XD các trung tâm du lịch mới tại Suối vàng, Lạc Thiện, Buôn Hồ... Hình thành các tuyến du lịch nội và liên vùng (Đ.Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long , DH miền Trung; Tp HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu...). Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, CSVC - KT, khai thác gắn với tôn tạo và bảo tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

▪ Về kết cấu hạ tầng và đô thị. Xây dựng và phân bố hợp lý các đô thị trung bình và nhỏ

giữ chức năng là trung tâm KT, VH, dịch vụ của khu vực, phù hợp với mạng lưới đô thị của cả nước theo Qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020. Phát triển đô thị gắn với cải tạo, nâng cấp các tuyến đường GT và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống GT đường bộ của các tỉnh trong vùng. Phát triển GT đường hàng không... theo qui hoạch. Chú trọng đến GT nông thôn; tạo điều kiện phát triển cho những vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ và vùng có vị trí chiến lược trọng yếu, phấn đấu đến 2010 tất cả các xã có đường ô tô đến trung tâm. Coi trọng hệ thống thủy lợi, nhất là đập thủy điện, đập chứa nước gắn với hệ thống kênh mương của các vùng sản xuất tập trung. Kết hợp xây dựng giao thông với việc hoàn chỉnh hệ thông thủy lợi, cầu cống và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước ở các khu đô thị, các KCN, giải quyết các nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn. Coi trọng việc bảo vệ, khai thác nguồn nước. Từng bước điện khí hóa Tây Nguyên. Đầu tư phát triển mạng lưới điện đến các vùng dân cư tập trung, vùng có khả năng khai thác và phát triển nông-lâm để tăng tỉ trọng hàng hóa. Phát triển các trạm thủy điện nhỏ cho vùng khó khăn, vùng sâu, xa, căn cứ kháng chiến cũ và trung tâm cụm xã. Xây dựng mới

kết hợp với nâng cấp các trường học, trạm xá, bệnh viện, điểm sinh hoạt VH, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, tự động hóa, số hóa đáp ứng yêu cầu thông tin trong nước và giao lưu quốc tế.

▪ Về GD, khoa học, văn hóa, y tế, xã hội: Chú trọng phát triển hệ thống GD - ĐT, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GD để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Nghiên cứu áp dụng KH-CN tiên tiến làm nền tảng và động lực phát triển KT-XH của vùng. Giữ gìn, phát huy truyền thống - bản sắc dân tộc với vai trò là nguồn động lực phát triển. Cải tạo và xây dựng mới các cơ sở y tế; tiến hành xây dựng các vùng kinh tế mới theo qui hoạch. Xúc tiến tích cực chương trình xóa đói, giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia và các dự án cụ thể nhằm đạt hiệu quả thiết thực về KT-XH - MT.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.

2. Trình bày các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Sự phân bố một số cây công nghiệp chính và các giải pháp để đẩy mạnh việc phát trriển cây công nghiệp của vùng này.

3. Trình bày những vấn đề phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên

4. So sánh sự khác biệt về cơ cấu cây công nghiệp giữa Miền núi và trung du Bắc Bộ với Tây Nguyên. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trên ?

5. So sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp thủy điện giữa Tây Nguyên và Miền núi và trung du Bắc Bộ. Các nhà máy thuỷ điện có P ≥100MW đã hoạt động và đang xây dựng tính đến 12/2007 ở mỗi vùng.

6. Đặc điểm địa hình vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái đối với vùng và với các vùng lân cận?

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w