Định hướng phát triển 1 Định hướng chung

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 32 - 33)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)

2.5. Định hướng phát triển 1 Định hướng chung

2.5.1. Định hướng chung

Theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của vùng đến 2010 đã xác định: "Đồng bằng sông Hồng có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng

Đông Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; Là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc; Có thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của cả nước". Để thực hiện chức năng đó, định hướng chính là xây dựng vùng trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn mức TB của cả nước 1,2 - 1,3 lần; NSLĐ (2010)

phải tăng 8 - 9 lần so với 1996; GDP/người là 1.400 USD; Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng CN-XD và dịch vụ, giảm N-L-N. Đến 2010, dịch vụ là (50%), CN-XD (43%), N-L-N (7%). Tiếp tục hạ thấp tỉ lệ GTDS để cân đối với tốc độ phát triển kinh tế; Có biện pháp hữu hiệu nhằm phân bố lại dân cư, giải quyết việc làm; Khôi phục, mở rộng các ngành nghề tại các địa phương, phát triển kinh tế hộ gia đình để tạo ra nhiều việc làm mới. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH' và HĐH' nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và nguồn lực, nhất là nguồn lực con người {thế mạnh này thể hiện: cán bộ khoa học – công nghệ (57% cả nước), trên ĐH (52%), Đại học (56%), thợ bậc cao (57,2%), số trường CĐ-ĐH (64%) của cả nước...} Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Đối với công nghiệp: cần đổi mới kỹ thuật - công nghệ theo hướng hiện đại ở những

khâu quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng, tạo sức cạnh tranh với thị trường (trong và ngoài nước). Đầu tư mạnh vào những ngành trọng điểm (điện, điện tử, tin học, viễn thông), những sản phẩm có ý nghĩa quốc gia như cơ khí chế tạo, máy móc, động cơ điện, điêzen, máy cắt gọt kim loại, mày hàn, máy công cụ... Những sản phẩm công nghiệp chiếm ưu thế trên cả nước

là: động cơ điện (98,3%), máy công cụ (66%), pin tiêu chuẩn (61,4%), sơn hóa học (46,6%), xi măng (36,2%) cả nước. Ngoài ra, dựa vào thế mạnh của mỗi tỉnh, có thể phát triển các ngành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Đầu tư mạnh vào vùng KTTĐPB', phát triển công nghiệp dọc QL5, QL18; Hình thành cụm công nghiệp, VH, KH, du lịch ở phía tây Hà Nội, hoàn thiện CSHT đô thị.

- Trong nông nghiệp: phải sử dụng tiết kiệm đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số

sử dụng đất; phát triển lương thực ở mức tối đa (đảm bảo an toàn lương thực quốc gia); Tăng nhanh đàn lợn và các vùng chuyên canh rau quả; Mở rộng có mức độ các cây đay, cói, mía, đậu tương, phát triển cây dâu tằm; Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp lấy gỗ củi. Chú ý tổ chức tốt khâu CB' nông sản và thị trường tiêu thụ (hướng mạnh vào thị trường ngoài nước); Khai thác có hiệu quả 1,0 vạn ha mặt nước chưa được sử dụng và vùng nước lợ - mặn ven biển từ Hải Phòng - Ninh Bình để phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản như cá, tôm, rong câu,v.v. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ để tăng nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w