- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,
b. Những định hướng chính về thiết kế lãnh thổ
▪ Mục tiêu chung của vùng là: xây dựng vùng trở thành một trong những vùng kinh tế
phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.
▪ Về phát triển công nghiệp. Nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng
kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm MT, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thay thế hàng nhập khẩu và một phần để xuất khẩu. Phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở lợi thế và tài nguyên của vùng. Song song với phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo, cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm; Phát triển các ngành công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến. xây dựng và phát triển các KCNTT tại khu vực ngoại vi Tp lớn dọc đường QL5, 21, 18. Những ngành công nghiệp trọng điểm cần ưu tiên phát triển là kĩ thuật điện, điện tử, SX thiết bị máy móc, đóng và chữa tàu thuyền, lắp ráp chế tạo ô tô, xe gắn máy, sản xuất VLXD, năng lượng, luyện cán thép, CB' LTTP, dệt, da, may.
▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các
loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch; mở thêm các tuyến du lịch quốc tế từ Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long với các nước khu vực và thế giới. Xây dựng CSVC - KT, kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch, truyền thống VH dân tộc.
▪ Về nông - lâm – ngư. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đưa tỉ trọng chăn nuôi từ 36%
hiện nay lên 45% (2010). Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cho các Tp lớn, KCNTT; tạo nguồn nguyên liệu cho việc chế biến sản phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Tăng cường trồng cây xanh trong các đô thị và KCN. Đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy- hải sản nước ngọt, lợ. Tăng cường việc đánh bắt xa bờ. Sớm hình thành một số trung tâm dịch vụ nghề cá ở vịnh Bắc Bộ.
▪ Về kết cấu hạ tầng. Kết hợp cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng biển, sân bay,
đường sắt, đường bộ, đường thủy. Hoàn chỉnh hệ thống GT công cộng ở các Tp lớn. Nâng cấp và xây dựng mạng lưới điện tương ứng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện đại hóa mạng lưới TTLL; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp - thoát nước ở các đô thị lớn, các KCNTT.
▪ Về các đô thị hạt nhân:. Các đô thị hạt nhân của vùng sẽ là: 3 đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của cả vùng Bắc Bộ. Tỉ lệ dân đô thị sẽ tăng từ 28% (hiện nay) lên 56% (2010); Về công nghiệp và dịch vụ, thì tỉ trọng GDP của khu vực thành thị so với cả nước sẽ tăng từ 69% (hiện tại) lên ~ 81% (2010).
- Tp Hà Nội: Sẽ là trung tâm kinh tế, CT, KH-KT, VH, GD - ĐT, YT lớn của cả nước. Đi đầu trong sự phát triển của vùng và cả nước. Diện tích nội thành (dự kiến) sẽ tăng từ 4,6 ngàn ha lên ~15,0 ngàn ha. {Tháng 08/2008 toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây (219.800 ha), H.Mê
Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã (Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Trung Yên (H.Lương Sơn (Hoà Bình) đã sát nhập vào Hà Nội, diện tích của Hà Nội là 334.470,02 ha với số dân là 6,2 triệu người. Tháng 12/2008, thành phố Hà Đông sẽ trở thành quận Hà Đông}.
Hướng phát triển chủ yếu của nội thành là ở hữu ngạn sông Hồng và một phần tả ngạn. Tương lai, sẽ phát triển lớn về các phía như: Phía tây bắc theo QL 21, 32 và đường cao tốc Láng - Hòa Lạc gắn với khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai (1.700 - 2.000 ha); Phía nam Thăng Long (1.500 ha); Phía tây nam bám theo trục QL6 (500 - 600 ha); Phía nam theo QL1 đến Pháp Vân, một phần mở rộng vào đất Thanh Trì (600 - 700 ha); Phía Gia Lâm theo đường Nguyễn văn Cừ, đường 1 và 5 (700 - 1.000 ha).
Thành phố sẽ phát triển theo các trục lộ chính dạng hình sao, xen kẽ các vùng cây xanh, mặt nước để tạo cảnh quan, cải tạo MT đô thị. Để giảm bớt sự tập trung quá mức vào nội thành, sự kiến sẽ phát triển một số đô thị vệ tinh như: Nội Bài (3.000 ha và 14 - 15 vạn dân vào 2010), Hòa Lạc (7000 ha và 30 vạn dân).
- Tp Hải Phòng: Tiếp tục giữ vai trò là là một trong những đầu mối lớn về giao lưu liên
vùng và cửa ngõ mở ra thế giới của cả nước ở phía Bắc, trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế về cảng, CN cảng, dịch vụ cảng; Phát triển nhiều ngành CN (cả CN nặng, nhẹ và dịch vụ). Không gian Tp sẽ mở ra các vùng ven đô phía nam và đông nam; Hình thành khu phố mới ở bắc sông Cấm gắn với việc xây dựng cầu Bính (thuộc khu vực Tân Dương, Vũ Yên - huyện Thủy Nguyên). Dân số dự kiến sẽ tăng lên 75 vạn (2010) sau đó tăng lên >1,0 triệu người. Phát triển các điểm vệ tinh ở khu vực Minh Đức, Vật Cách, Kiến An, Đình Vũ... để cùng nội thành hình thành một chùm đô thị.
- Tp Hạ Long: Tương lai có số dân ~ 35 - 50 vạn. Đây là Tp du lịch hàng đầu của cả nước
gắn với cảng biển lớn nhất ở Bắc Bộ trong tương lai. Việc phát triển Hạ Long sẽ gắn với toàn tuyến ven biển Đông Bắc, đối ứng với Trung Quốc. Đặc biệt coi trọng vấn đề BVMT biển ven biển để vừa phát triển du lịch, vừa phát triển công nghiệp, cảng biển theo các mục tiêu trên.
- Phát triển các cụm đô thị Chí Linh - Phả Lại, Đông Triều - Mạo Khê với qui mô mỗi
▪ Về tuyến trục (hành lang) kinh tế.
- Tuyến hành lang đường 5: là tuyến hành lang quan trọng của vùng và cả nước (trong giai đoạn hiện nay). Ưu tiên bố trí các ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao động (đặc biệt là lao động lành nghề); Hạn chế sử dụng đất NN (nhất là đất lúa). Tập trung sức đầu tư khai thác tiềm năng để phát triển CNCB' nông sản và công nghiệp nhẹ hướng về xuất khẩu cũng như các loại dịch vụ; Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả khu vực nông thôn dọc theo tuyến hành lang này.
- Tuyến QL18 (từ sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Phả Lại- Hạ Long và kéo dài tới Móng Cái): Tuyến này cùng với tuyến hành lang QL5 tạo thành bộ khung cho cả Bắc Bộ. Đây là địa bàn có điều kiện phân bố công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), VLXD, năng lượng, làm xoay chuyển hẳn sự phân bố công nghiệp của toàn vùng và kéo theo sự phát triển đô thị. Trong quá trình phát triển hành lang này, cần xử lý các mối quan hệ giữa công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ; giữa công nghiệp - du lịch; giữa phát triển kinh tế - BVMT.
- Tuyến hành lang QL21: sẽ là khu vực bố trí công nghiệp, các trung tâm đào tạo, NCKH và du lịch, nghỉ dưỡng để giảm bớt sự tập trung quá mức cho Hà Nội.
▪ Tổ chức nền KT-XH ở khu vực nông thôn cho phù hợp với quá trình chuyển biến nhanh chóng của các đô thị hạt nhân. Trước hết, hình thành các thị trấn, thị tứ đa chức năng. Tùy điều
kiện cụ thể mỗi địa phương, từng bước qui hoạch và có kế hoạch tổ chức lại các điểm dân cư nông thôn trên cơ sở hình thành các cụm kinh tế-kĩ thuật, làng nghề, tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hóa tại chỗ. Nông thôn ở vùng này phải đi trước và trở thành điển hình của quá trình CNH' nông thôn cho vùng Bắc Bộ và cả nước trong chừng mực nhất định.
▪ Về phát triển kinh tế biển: Phát triển kinh tế biển theo hướng mở của, đồng thời kết hợp
chặt chẽ giữa kinh tế với QP, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên vùng biển của tổ quốc. Phát triển kinh tế biển và ven biển tạo thành một vành đai kinh tế mặt tiền cho cả vùng Bắc Bộ với các hướng ưu tiên là: Hướng tới khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với tăng cường QP-AN trên biển. Phát triển cảng biển và các đội tàu vận tải biển để mở rộng giao lưu quốc tế, đảm nhận chức năng xuất-nhập khẩu hành hóa cho cả vùng. Phát triển du lịch trên toàn tuyến duyên hải từ Đồ Sơn đến Móng Cái. Chú ý phát triển du lịch trong mối quan hệ chặt chẽ với việc BVMTST; Phát triển kinh tế ở các hải đảo; Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; Tăng cường CSHT, tiến hành di dân, đẩy mạnh khai thác hải sản; Phát triển du lịch, dịch vụ kết hợp với QP-AN.
Phối - kết hợp giữa vùng với các vùng xung quanh. Trước hết với các lãnh thổ trong vùng
(bán kính 50 - 100 km) thuộc các tỉnh phụ cận trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, và thu hút nguyên liệu N – L - TS, TP từ các vùng xung quanh vào vùng trọng điểm.
7.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT)
a. Tiềm năng và thực trạng. Vùng KTTĐMT là dải lãnh thổ ven biển kéo dài từ ThừaThiên - Huế đến Bình Định với 400 km bờ biển, hạt nhân của vùng là Tp Huế và Đà Nẵng cùng