- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,
a. Công nghiệp Là thế mạnh của vùng, sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 60% GT
SLCN cả nước. Riêng Tp HCM chiếm 50,4% GT SLCN toàn vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu 36,0% (trong số này 90% thuộc về công nghiệp khai thác dầu khí). Cơ cấu công nghiệp của vùng có thay đổi: Trước 1975, chủ yếu là công nghiệp sản xuất HTD và công nghiệp CB'TP. Sau 1975, Nhà nước chú trọng phát triển CN nặng; các ngành sản xuất công cụ và thiết bị được đầu tư kĩ thuật và mở rộng sản xuất; các ngành công nghiệp hóa chất, CB' lâm sản hướng vào phục vụ xuất khẩu; Các ngành công nghiệp sản xuất HTD và CB'TP được đầu tư, thay đổi qui trình công nghệ.
- Những ngành công nghiệp chiếm ưu thế là: Nhiên liệu (dầu mỏ) 28,5%; thực phẩm
27,5%; dệt, may 10,9%; hóa chất-phân bón-cao su 10,2%. Bốn ngành này chiếm 77,1% GT SLCN của vùng. Sản phẩm công nghiệp tham gia vào xuất khẩu (dầu mỏ, CB'TP, sản phẩm dệt, may, cao su). Sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu (hàng tiêu dùng, hóa chất, phân bón). Công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch từ trung tâm Tp HCM ra bên ngoài như Biên Hòa, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi có lợi thế về công nghiệp, thăm dò và khai thác dầu khí. Đang hình thành hành lang công nghiệp với qui mô rộng lớn nối liền Tp HCM - Biên Hòa; dọc theo QL51 nối Biên Hòa - Vũng Tàu; dọc theo QL1A từ Tp HCM đến Tân An; dọc theo QL13 nối Tp HCM - Thủ Dầu Một.
Bên cạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn (dầu khí, du lịch), còn hàng loạt các ngành
khác như sản xuất hàng tiêu dùng (trong đó có gia công xuất khẩu), hàng mĩ nghệ, công nghiệp hóa chất (trong đó có công nghiệp cao su), công nghiệp gốm, sứ, công nghiệp thực phẩm...
Về điện năng, vùng có thủy điện Trị An (400MW) hoạt động từ 1988, thủy điện Thác Mơ
(150MW), có đường dây 500kv 1, 2. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Công nghiệp CB'TP là ngành đứng thứ 2 sau công nghiệp khai thác dầu khí do có lợi
thế về tài nguyên và thị trường. Tỉ trọng đạt mức 17 - 18% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng; sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, ngoài phục vụ cho nhu cầu nội vùng, còn tham gia xuất khẩu. Những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng cả nước như thuốc lá (74,5%), bia (48,9%), đường mía (24,4%), thủy sản (29,1%)...
- Công nghiệp dệt, da, may mặc là ngành thu hút nhiều lao động nhất. Sản phẩm may và hàng da của vùng có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với thị trường xuất khẩu.
- Công nghiệp hóa chất khá phát triển, chủ yếu là hóa chất tiêu dùng (phát triển nhất trong cả nước). Nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cả nước như sơn, pin, thuốc chữa bệnh...
- Ngành công nghiệp cơ khí - điện tử tuy chiếm tỉ trọng không cao, nhưng thu hút ~ 10% lực lượng lao động công nghiệp của vùng. Những sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí - điện tử có khả năng cạnh tranh khắp cả nước và chiếm tỉ trọng lớn như ti vi lắp ráp, động cơ điêzen, máy công cụ.