- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,
b. Duyên hải Nam Trung Bộ
3.5.1. Hệ thống đô thị và các đô thị chính của vùng
● Bắc Trung Bộ:
▪ Hệ thống đô thị. Tính đến năm 12/2008, vùng có 5 thành phố trực thuộc tỉnh, 7 thị xã,
và 86 thị trấn. Trong tương lai với sự tác động của công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch và khoa học công nghệ thì bộ mặt đô thị của vùng Bắc Trung Bộ sẽ có nhiều thay đổi. Số dân đô thị sẽ tăng lên gắn liền với việc mở rộng và đô thị hóa các vùng lân cận hiện có. Tỉ lệ dân thành thị năm 2008 là 14,60%. Cao nhất là T-T-Huế (31,80%), thấp nhất Thanh Hóa (10,00%)
Theo dự báo, vùng sẽ có 99 đô thị (nếu kể cả thị tứ là 114). Trong đó, có 2 đô thị loại II (Huế, Vinh); 6 đô thị loại III (Thanh Hóa, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Đông Hà, Nghi Sơn, Cửa Lò-Cửa Hội); 16 đô thị loại IV, 75 đô thị loại V. Mật độ đô thị dự kiến 1,94 đô thị/1.000km2 (hiện nay là 1,6 đô thị/1.000km2). Khoảng 92% là đô thị vừa và nhỏ. Quảng Trị có mật độ đô thị lớn nhất (3,14 đô thị/1.000km2), thấp nhất là Nghệ An và Quảng Bình (1,4 và 1,38 đô thị/1.000km2), mật độ đô thị tập trung dọc tuyến hành lang duyên hải theo trục QL1, tiếp đến là vùng trung du, thấp nhất là hành lang biên giới. Các đô thị chính:
- Tp Vinh: (được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh ngày 08/10/2008), là Tp tỉnh lị
của Nghệ An, là trung tâm kinh tế, VH, dịch vụ du lịch của cả vùng Nghệ An và Hà Tĩnh; đầu mối giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế; trung tâm đào tạo phía bắc Bắc Trung Bộ; là Tp cách mạng, quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ở đây có sân bay Vinh, cảng biển Cửa Lò, QL1, QL15, QL7, QL8, đường sắt Thống Nhất, các tuyến kỹ thuật quốc gia (đường dây 500kv, cáp quang...). Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ; dự kiến sẽ phát triển cả công nghiệp luyện kim đen, màu, cơ khí, dệt, thực phẩm...
- Tp Huế: Đây là một trong những cố đô ở Việt Nam còn giữ lại những di sản đáng kể. Là
nơi hội tụ và gặp gỡ về giao lưu quá cảnh Bắc Nam, rừng và biển (hay Đông-Tây). Đây là TT đào tạo - dịch vụ của khu vực và toàn quốc.
- Tp Thanh Hóa: đang hình thành và phát triển trở thành TTCN phía bắc của vùng với các
ngành SXVLXD, CB'LT - TP. Ngoài ra, Thanh Hóa còn tham gia tích cực vào sự phát triển của Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ PB'.
- Thị xã Đông Hà: nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng trên trục QL9 và QL1, hành lang kinh
tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam, tuyến xuyên Việt nối Cửa Việt - Lao Bảo và các nước phía Tây. Thị xã nằm cạnh vùng đất đỏ ba dan, tương lai sẽ hình thành vùng CMH' cây công nghiệp. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, cách mạng. Đông Hà sẽ trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng với các luồng hàng qua đây để về Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng.
- TX Hà Tĩnh, TP Đồng Hới ngoài chức năng tỉnh lỵ về hình chính, còn có chức năng kinh
tế, VH, KH-KT của tỉnh và cả vùng.
● DH Nam Trung Bộ: Đến 12/2008, vùng có 1 TP trực thuộc TW, 8 TP trực thuộc tỉnh
(Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Thiết), 64 thị trấn. Tỉ lệ dân thành thị là 32,20% (Tp Đà Nẵng tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước 86,90%, Tp HCM là 85,20%, Hà Nội 42,00%); mật độ 1,28 đô thị/1.000km2 (gần bằng mức TB cả nước). Các Tp, TX phân bố chủ yếu dọc theo trục QL1A gắn với cảng biển và thường là đầu mối GT của các
trục đông - tây. Khoảng cách giữa các đô thị 100 - 120 km. Phần lớn các thị trấn nằm trên đường QL1A và một số trên trục đông - tây. Khoảng cách giữa các đô thị 25 – 30 km. Gần đây, bộ mặt đô thị của vùng đã có nhiều thay đổi, không gian được mở rộng, CSHT được tăng cường (nhất là GTVT, điện). Đô thị đã có tác động nhất định đến sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
3.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông
● Bắc Trung Bộ:
▪ Hệ thống đường bộ: Các tuyến đường theo chiều dọc và chiều ngang tạo nên dạng hình
thanh trong hệ thống GTVT của vùng, có nhiều đầu mối quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế.
- QL1A: tuyến này trùng phương với đường HCM và đường sắt Thống Nhất. Chiều dài
trên 600 km. Điểm đầu từ phía Bắc Đồng Giao - Hà Trung - Hàm Rồng - Tp Vinh - Bến Thủy - TX Hà Tĩnh - Tp Đồng Hới - TX Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế và điểm cuối là Hải Vân. QL1A trong vùng đi qua dải đồng bằng duyên hải, vượt qua nhiều eo núi và đèo thấp, qua nhiều sông lạch. Trong chiến tranh, đường bị phá hủy nghiêm trọng, đang được cải tạo, nâng cấp.
- Đường Hồ Chí Minh: điểm đầu từ Suối Rút (Hòa Bình) - Hồi Xuân - Lang Chánh -
Ngọc Lạc - Bái Thượng - Như Xuân (Thanh Hóa) - Phủ Quì - Đô Lương - Đức Thọ rồi men theo vùng đối dãy Giăng Màn, Vĩnh Linh và đi tiếp vào TP Plâycu. Đây là con đường chiến lược quan trọng trong thời chiến tranh chống Mĩ; Con đường này vừa mang ý nghĩa QP, vừa mở mang phát triển kinh tế của khu vực đồi núi phía Tây rất giàu tiềm năng.
- Quốc lộ 13 (trùng phương với QL1A và đường HCM) là tuyến đường xuyên Đông
Dương với các tuyến đường ngang tạo thành hệ thống đường bậc thang trong mối liên kết lãnh thổ Việt Nam-Lào.
- Đường 217: từ Thanh Hóa - Bái Thượng - Ngọc Lặc qua biên giới Việt Lào ở Na Mèo
đến thị trấn Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phan) rồi từ đó đi Xiêng Khoảng - Luông Phabăng - Viên Chăn. Từ thủ đô Viên Chăn, hoặc từ Hồi Xuân có thể tới Hòa Bình - Hà Nội; hoặc qua Cẩm Thủy đi Ninh bình... Con đường này có ý nghĩa chiến lược quan trọng về KT - QP của vùng, đồng thời là đường ra biển ngắn nhất của Bắc Lào.
- Đường số 7: từ Diễn Châu (Nghệ An)-thị trấn Đô Lương - Con Cuông-vùng than Khe
Bố-Cửa Rào - Mường Xén qua biên giới ở thị trấn Nậm Căn - Xiêng Khoảng tới Viên Chăn. Đây là con đường đi dọc thung lũng S.Cả nối với cảng Bến Thủy qua Tp Vinh. Ngày nay, cảng Cửa Lò (cảng nước sâu) tàu vài vạn tấn ra - vào thuận lợi. Đây sẽ là đầu mối quan trọng tạo mối liên hệ KT - QP cho vùng Đông Bắc Lào và vùng trung tâm B.Trung Bộ.
- Đường số 8: từ Vinh qua Linh Cảm - Hương Sơn vượt đèo Keo Nựa (độ cao 760m) đến
Napê (thị trấn đầu tiên của Lào) tới Kamkeut, đường này có thể vượt qua thung lũng Nậm Khađin để nối với đường 13 (ở đoạn giữa Thà Khẹt với Viên Chăn).
- Đường 12: từ Ba Đồn (Quảng Trạch) vượt đèo Mụ Giạ - Thà Khẹt (Lào). Đường này
- Đường số 9: từ TX Đông Hà qua Lao Bảo đến thị trấn Sêpôn - Savanakhet. Đây là con
đường chiến lược đầu mút phía Tây chỉ cách sông Mê Công là đến Đông Bắc Thái Lan, phía Đông nối với 2 cảng Cửa Việt, Đà Nẵng.
Ngoài ra, còn có các tuyến đường địa phương khác mới mở theo các hường Đông-Tây,
hoặc Bắc-Nam có thể sử dụng quanh năm tạo khả năng phối hợp cùng với nhiều phương tiện khác để vận chuyển hàng hóa, hành khách.
▪ Hệ thống đường sắt: Tổng chiều dài gần 700km, bao gồm 2 tuyến:
- Đường sắt Bắc-Nam (Thống Nhất) dài 650 km (chiếm 1/5 tổng chiều dài đường sắt
Thống Nhất), điểm đầu là ga Bỉm Sơn, điểm cuối là ga Lăng Cô. Đoạn đường này có 65 ga chính - phụ, trong đó có một số đoạn đường hầm, từ P.Nam S.Cả trở vào nó đi qua vùng trung du. Các ga lớn là Thanh Hóa, Vinh, Đông Hà, Huế. Đoạn đường này góp phần quan trọng trong vận chuyển hàng hóa-hành khách và tạo mối liên hệ để tổ chức lãnh thổ SX trong vùng.
- Đường sắt Nghĩa Đàn - Cầu Giát: dài 32km, mới được XD nhằm phát triển kinh tế của
vùng Tây Bắc Nghệ An và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - QP của vùng.
▪ Hệ thống đường sông, đường biển, các hải cảng:
- Đặc điểm chung: vùng có mạng lưới thủy văn dày, 20km/1 cửa sông đổ ra biển, có hệ
thống kênh đào theo hướng bắc - nam từ P.Bắc của vùng đến đèo Ngang. Ở P.Nam đèo Ngang cũng xuất hiện các đoạn sông đào đến tận phía Nam T - T - Huế. Tuy sông ngắn, lòng hẹp, phần hạ lưu bị thu hẹp, nhưng sông ngòi ở đây lại có nhiều lạch gần cửa sông có mơn nước sâu, thủy triều lên - xuống khá đều. Vì vậy, có thể lợi dụng điều kiện đặc thù của tự nhiên để hình thành mạng lưới GT đường thủy khá độc đáo so với các vùng khác
- Mạng lưới đường sông:
+ Tuyến quan trọng nhất là tuyến đường thủy theo hướng Bắc-Nam: Tuyến này đi theo
kênh Than và kênh Sắt từ Thanh Bình trở vào nối S.Mã - S.Cả - S.Nghèn - S.Rào Cái - S.Bắc ở phía Nam Cẩm Xuyên ra cửa Nhượng (cửa cuối cùng của hệ thống sông này). Tuyến này tàu thuyền trọng tải 10 tấn có thể qua lại theo nhịp triều, đóng vai trò quan trọng trong mùa mưa bão khi mà đường biển không an toàn. Trong chiến tranh tuyến này đã vận chuyển một khối lượng hàng hóa, vật tư chiến lược quan trọng hỗ trợ cho đường biển, đường bộ và đường sắt Bắc - Nam. Hàng hóa vận chuyển hiện nay, từ P.Bắc vào là sản phẩm công nghệ tiêu dùng, xi măng... từ P.Nam ra là muối, gỗ...
+ Tuyến S.Mã và S.Chu: tuyến này bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thanh Hóa.
Tàu thuyền trọng tải 200 tấn có thể cập bến Hàm Rồng, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Bái Thượng. Từ 2 cửa Lạnh Trường và Lạch Trào có thể đi sâu vào vùng trung du rất thuận lợi cho vận chuyển gỗ, tre nứa, quặng về thị xã, thị trấn ven sông, ven biển; ngược lại, các sản phẩm như muối, mắm, công nghệ, lúa gạo... có thể vận chuyển ngược lên TD & MN’.
+ Tuyến S.Cả và các phụ lưu, chi lưu: đều nằm trong địa phận Nghệ - Tĩnh với nhiều cửa
Cửa Lò. Quan trọng hơn cả là S.Cả nối kênh Sắt ở phía Bắc với S.Con - S.Lam - S.Ngàn Sâu - Ngàn Phố - S.Nghèn - S.Rào Cái - S.Rác. Đây là tuyến sông khá phức tạp nối vùng lúa gạo, gia súc, hải sản với vùng núi giàu tài nguyên lâm sản (gỗ, tre nứa, hoa quả, lạc...). Tuyến này có các cửa biển và cảng quan trọng; đó là cảng Cửa Lò trên sông Cấm cách Tp Vinh 20km về phía Đông Bắc (cảng quan trọng nhất của Nghệ An); Cửa Hội với cảng Bến Thủy trên S.Cả ở ngoại vi Tp Vinh; Cảng Đỏ Diệm trên S.Nghèn cách cửa Sót trên 10 km cạnh vùng sắt Thạch Khê (mỏ sắt lớn nhất của cả nước), vào trong có cửa Nhượng tàu nhỏ mới cập bến được.
+ Phía Nam đèo Ngang: có các tuyến vận tải trên S.Nhật Lệ (Đồng Hới); theo S.Bến Hải
ra cửa Tùng; theo S.Cam Lộ ra Đông Hà ra biển; theo S.Quảng Trị về thị xã rồi ra Cửa Việt; theo S.Hương qua Huế đổ ra cửa Thuận An và Tư Hiền. so với phía Bắc của vùng, thì các tuyến này ít nhộn nhịp hơn, bởi vì hàng hóa còn hạn chế, lãnh thổ hẹp ngang.
- Mạng lưới đường biển, vùng có các tuyến chính sau: Hàm Rồng -Hải Phòng: dài 129 km
nối KCN Bắc Thanh Hóa - Hải Phòng. Bến Thủy - Hải Phòng dài 339km nối Vinh - Hải Phòng và một vài tuyến đường ven biển chí có ý nghĩa địa phương. Trong vùng chỉ có Cửa Lò là cảng lớn nhất có thể mở các tuyến về phía nam và quốc tế, có một số địa điểm thuận lợi cho XD các hải cảng lớn, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đó là cảng nước sâu Vũng Áng và Chân Mây.
▪ Đường hàng không: Vùng có các tuyến bay: Huế (sân bay QTế) đi Tân Sơn Nhất và Hà
Nội, Vinh - Hà Nội. Các tuyến bay này hoạt động thất thường, vì số lượng hàng hóa, hành khách ít, mặt khác thời tiết về mùa đông hạn chế hoạt động của máy bay.
▪ Đường ống: Vùng có hệ thống đường ống bắc - nam được XD trong thời kỳ chiến tranh,
nay đang được khôi phục lại phục vụ cho phát triển KT - XH.
● DH Nam Trung Bộ: đóng vai trò như bản lề nối 2 vùng bắc - nam, là nơi có các cửa
biển quan trọng. Vì vậy phát triển GTVT có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong vùng mà còn có tác dụng to lớn đối với cả nước và quốc tế.
▪ Đường bộ:
- Về mạng lưới, vùng có các trục tuyến quan trọng: QL1A, 14, 24, 25, 26, 19, 27, 28. Có
51 tỉnh lộ, liên huyện, liên xã với tổng chiều dài 13.941km (quốc lộ 1.133,8 km, tỉnh lộ 1.730 km, liên huyện, liên xã 11.077,2 km). Những tỉnh, Tp có nhiều tuyến đường nhất là Quảng Nam - Đà Nẵng 20 tuyến với chiều dài 785 km; ít nhất là Khánh Hòa 3 tuyến/491,6 km. Mật độ 7,07 km/km2, 70% số xã có đường ô tô vào trung tâm.
- Các tuyến quan trọng:
+ QL1A: dài trên 1.000 km từ đèo Hải Vân - Phan Thiết, đi qua hầu hết các Tp, thị xã của
vùng duyên hải phía Đông giàu lúa gạo, hải sản và nguồn lao động .
+ Đường 14: trở thành trục dọc của miền Tây, nối cảng Đà Nẵng, hải cảng quan trọng
+ Một vài tuyến đường ngang: Hội An - An Điềm; Tam Kỳ - Bồng Miêu - Trà My; QL24
(từ Quảng Ngãi - Ba Tơ - Kon Tum); QL19 (Qui Nhơn - An Khê - Plâycu); QL26 (Buôn Ma Thuột - thị trấn Ninh Hòa - cảng Nha trang)...
▪ Đường sắt: vùng có tuyến đường Thống Nhất đi qua 8 tỉnh, TP của vùng. ▪ Đường sông:
- Luồng vận tải quan trọng nhất là trên hệ thống S.Thu Bồn: Từ Hội An, các tàu thuyền
vài trăm tấn ngược sông có thể lên tới hợp lưu S.Bung và S.Thu Bồn. Các tàu thuyền dưới 50 tấn có thể lên tới Bến Giang (phụ lưu S.Cái), hoặc Phước Sơn (trên S.Thu Bồn), hoặc theo kênh đào nối Đà Nẵng - Hội An. Các thuyền nhỏ có thể lên tận miền Tây của Quảng Nam.
- Tuyến vận tải trên S.Trà Khúc và S.Vệ: có ý nghĩa lớn đối với vùng đồng bằng và trung
du Quảng Ngãi. Thuyền vài trăm tấn từ cửa S.Trà Khúc có thể cập bến sông thị xã Quảng Ngãi, rồi lên Sơn Hà ở P.Tây, hoặc đến Nghĩa Hành (bến sông P.Tây Nam trên S.Vệ). Tàu thuyền nhỏ có thể lên tới miền núi Quảng Ngãi..
- Tuyến vận tải trên S.An lão: từ cửa sông tàu thuyền có thể lên bến Bồng Sơn, rồi lên Tây
Bắc cập bến An Lão, hoặc rẽ xuống Tây Nam đến bến Kim Sơn.
- Phía Nam còn có các sông ở Bình Định: sông ngắn, dốc, nhưng cũng có thể mở các
tuyến vận tải cho thuyền bè nhỏ.
▪ Đường biển. Các tuyến vận tải trong nước: Tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn: hàng hóa từ Đà
Nẵng vào là lâm sản, than đá... và từ Tp HCM ra là LT-TP, hàng công nghệ... Tuyến Đà Nẵng - Hải Phòng: từ Đà Nẵng vận chuyển ra là các sản phẩm công nghệ, gỗ, thực phẩm... và từ Hải
Phòng vào là nhiên liệu, sản phẩm công nghệ, máy móc...
Các tuyến đường hàng hải quốc tế: từ Đà Nẵng đi Tôkyô, Vlađivôxtôc (về phía Bắc) và
về phía Nam Singapo...
- Các cảng biển quan trọng:
+ Cảng Đà Nẵng: cảng gồm 1 bến tàu chính dài 638m, có thể cập bến cùng một lúc 8 tàu
loại 6.000 tấn, có 6 cầu tàu phụ, hệ thống kho tàng có dung tích 1,0 vạn m3 và hệ thống bốc dỡ hàng hóa. Cảng này có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn QP, là cửa ngõ mang tính quốc tế trong mối quan hệ KT - QP đối với Hạ Lào - Việt Nam. Hiện nay cảng đã được khơi sâu, tàu viễn Dương 1,0 vạn tấn ra vào thuận lợi.
+ Cảng Qui Nhơn: nằm gần QL1A và đường sắt Thống Nhất, là đầu mối của Plâycu, Kon
Tum qua QL19 để nối với QL14 và từ đó đến Đông Bắc Campuchia bằng đường 12. Cảng được