Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 72 - 77)

- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,

c. Nông nghiệp

- Tiềm năng nổi bật của vùng về nông nghiệp là cây công nghiệp và nuôi trồng - đánh bắt thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc (nhất là bò sữa) ở xung quanh các Tp.

Về sản xuất lương thực: Năm 2008, diện tích cây lương thực 397,4 ngàn ha, sản lượng

1.757,5 ngàn tấn, BQLT/người chỉ khoảng 137 kg (bằng 27,30% mức trung bình của cả nước). Diện tích trồng lúa 307,0 ngàn ha, sản lượng lúa 1.307,3 ngàn tấn. Diện tích trồng rau khoảng 43,8 ngàn ha, sản lượng rau các loại 570,6 ngàn tấn. Đây là vùng có tốc độ phát triển nhanh về rau, do có nhu cầu lớn ở các Tp HCM, Biên Hoà và KCN dầu khí Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày: Cây mía 31,4 ngàn ha (chiếm 11,60% diện tích cả

nước, sau ĐB sông Cửu Long (24,10%), Bắc Trung Bộ (23,20%), Nam Trung Bộ (18,70%) và Tây Nguyên (12,60%); sản lượng mía 1,84 triệu tấn (11,50% cả nước), sau ĐB sông Cửu Long (31,50%), Bắc Trung Bộ (21,80%), Nam Trung Bộ (15,10%). Cây đậu tương và thuốc lá nhiều nhất ở Đồng Nai, năng suất đậu tương và thuốc lá đều cao hơn mức TB của cả nước. Đông Nam Bộ cũng là vùng trồng nhiều bông nhờ có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp

Tập đoàn cây công nghiệp lâu năm có cao su, cà phê, chè, điều. Cây lâu năm là thế mạnh

của vùng, chiếm 36% diện tích cây lâu năm cả nước. Trong số cây lâu năm, thì cây công nghiệp chiếm 76,6%, còn cây ăn quả ít hơn.

- Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả. Cơ cấu cây trồng đã tương đối ổn định nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng. Ở đây có công trình hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu S.Sài Gòn (lớn nhất cả nước), diện tích 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho 170,0 ngàn ha thường xuyên bị thiếu nước trong mùa khô ở Tây Ninh và huyện Củ Chi (Tp HCM). Ngoài ra, việc tiêu nước cho các vùng thấp dọc S.La Ngà, S.Đồng Nai, S.Bé cũng đã được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thuỷ điện; nhờ đó, diện tích đất trồng tăng lên, hệ số sử dụng đất được nâng cao.

+ Cao su được trồng khá sớm từ thời Pháp thuộc. Năm 1914, Pháp bắt đầu trồng cao su ở Đông Nam Bộ, đến 1940 diện tích đạt 70.637 ha, sản lượng ~ 52,0 ngàn tấn. Sau 1975, diện tích còn ~ 60,0 ngàn ha cho sản phẩm nhưng phần lớn đã già cỗi không đảm bảo năng suất (nhiều lô đã > 60 năm). Trước tình hình đó, Nhà nước đã tổ chức lại việc trồng và CB' cao su, thay giống mới của Malaixia có năng suất cao gấp từ 1,5 - 2,0 lần; do đó mà diện tích và sản lượng đã tăng rất nhanh. Thời kỳ 1980-1990, diện tích tăng 144%, sản lượng tăng 140%. Cao su được trồng chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước (năm 1990, 3 tỉnh này chiếm 92,61% diện tích cao su của cả vùng). Năm 1999, cao su chiếm 37,21% đất trồng cây lâu năm của vùng. Cao su là sản phẩm CMH' chính của Đông Nam Bộ.

+ Cây cà phê. Bắt đầu phát triển mạnh trong thập kỷ 80 cùng với cây hồ tiêu và dâu tằm. Năm 2002, diện tích cà phê đạt 65.000 ha (15,5% diện tích cà phê cả nước), sản lượng 81.000 tấn (10% cả nước);

+ Cây hồ tiêu diện tích là 19.840 ha (52,7%), sản lượng 36.800 tấn (63,0% cả nước).

+ Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng, đặc biệt là những cây ăn quả cao cấp, sản xuất

hàng hoá với qui mô lớn tập trung ở Thủ Đức, Đồng Nai, Lái Thiêu... Trong những năm 80, vùng có tới 2,6 vạn ha liền khoảnh (Đồng Nai chiếm 62,39% diện tích cây ăn quả của ĐNBộ).

- Đông Nam Bộ còn là vùng tương đối điển hình về khai thác và tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Đó là sự kết hợp giữa CMH' sản xuất và phát triển tổng hợp, tạo nên một tổng thể sản

xuất lãnh thổ hợp lý cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp, gắn khai thác kinh tế trên đất liền với dải ven biển và đảo, hình thành một ngành kinh tế đa dạng và phong phú.

5.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng5.5.1. Hệ thống đô thị 5.5.1. Hệ thống đô thị

Hệ thống đô thị: 1 thành phố trực thuộc TW, 4 Tp trực thuộc tỉnh; 6 thị xã và 57 thị trấn. ● Tp Hồ Chí Minh. Dân số năm 2008 là 6,61 triệu người, mật độ 3.155 ng/km2, là Tp lớn nhất cả nước, hàng năm tạo ra GTSL công nghiệp đứng đầu cả nước. CSHT rất thuận lợi cho việc tổ chức mối liên hệ KT-XH (bao gồm bến cảng, sân bay, mạng lưới đường sá, TTLL vào loại tốt nhất cả nước) và đã gắn kết các KCN với nhau. Chính vì vậy, mà Tp HCM và Biên Hoà cùng sử dụng chung kết cấu hạ tầng, quan hệ nguyên liệu, kĩ thuật, thị trường như một lãnh thổ công nghiệp thống nhất. Dự kiến sau 2010, dân số của Tp HCM sẽ đạt 7 - 8 triệu người và sẽ tăng lên 9 - 10 triệu vào những năm tiếp theo. Đây là Tp có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Định hướng phát triển của Tp sẽ tập trung vào các ngành dịch vụ như thương mại, ngân hàng, du lịch, GTVT, VH, y tế, GD, công nhân kĩ thuật cao...

Ở đây sẽ hình thành và phát triển một số KCN tại khu vực ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hoóc Môn, Nhà Bè theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và từng bước chuyển các nhà máy độc hại, chiếm nhiều diện tích ra bên ngoài.

Việc phát triển các KCN gắn liền với việc hình thành các điểm dân cư đô thị mới như: KCN Hiệp Phước - Nhà Bè với khu đô thị Phú Xuân-Mường Chuối (diện tích 1.500 ha, dân số 10,0 vạn người); KCN Phú Mỹ - Nhà Bè với điểm đô thị-thị trấn Nhà Bè; KCN Cầu Xăng - Bình Chánh với đô thị Cầu Xăng (800 ha, dân số 5,0 vạn người); KCN Tân Tạo - Bình Chánh với khu

đô thị - thị trấn An Lạc; KCN Tân Phú Trung-Củ Chi với khu đô thị Nhị Xuân (1.500ha, dân số 12,0vạn người); KCN Tây Bắc với thị trấn Củ Chi (dân số thị trấn Củ Chi tăng lên 10,0 vạn người); KCN Tân Qui - Củ Chi gắn với đô thị Tân Qui (16.000 người); KCN Tân Thới Hiệp - Hoóc Môn với đô thị Tân Phú Hiệp - Thanh Lộc - An Phú Đông (diện tích 2.000 ha, dân số 12,0 vạn người); KCN Cát Lái - Thủ Đức với đô thị mới Bình Trưng - Phú Hữu; KCN Bắc Thủ Đức với đô thị Linh Trung -Linh Xuân; KCN kĩ thuật cao với đô thị mới nam xa lộ Hà Nội...

● Tp Biên Hoà: Là đầu mối GT trên bộ của ĐNBộ, ở đây có KCN Biên Hoà và một số cụm công nghiệp khác. Biên Hoà có lợi thế về đất xây dựng và hậu phương nông nghiệp, lại phong phú về nguồn nguyên liệu công nghiệp. Tại đây có sân bay quân sự với 2 đường băng hiện đại. Tương lai có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế (QP và dân dụng). Theo dự báo, dân số Tp Biên Hòa đến 2010 sẽ là 0,5 - 0,6 triệu người (tăng gấp 2 lần hiện nay), diện tích đô thị 158,0 km2, Biên Hòa đã và sẽ trở thành Tp CN lớn và là đầu mối GT quan trọng của vùng KTTĐPN.

- Ngoài Tp Biên Hòa. Trên trục QL51, thị trấn Trảng Bom (huyện Thống Nhất) sẽ gắn với

KCN Hố Nai, KCN Sông Mây. Dự báo dân số đô thị này tăng lên là 20,0 vạn người (2010). Hai đô thị Gia Rây và Xuân Lộc nằm giữa vùng nguyên liệu để phát triển CNCB' cao su, cà phê, điều, mía... Số dân của 2 đô thị này sẽ lên tới 10,0 - 12,0 vạn người.

- Dọc tuyến hành lang QL51, sẽ phát triển hàng loạt các KCN gắn với các đô thị mới:

KCN Tam Phước (Sông Buông) gắn với đô thị mới ở phía Nam KCN, tại đây còn là đất trống, dân số tương lai sẽ là 5,0 - 7,0 vạn người; KCN An Phước sẽ kết hợp với thị trấn Long Thành và khu đô thị mới Tam Phước, dự báo dân số đô thị Long Thành 10,0 vạn người; Tp mới Nhơn trạch (Đồng Nai) nằm ở giao điểm của 2 hành lang (hành lang QL51 nối Biên Hòa - Vũng Tàu và hành lang Tp HCM - Vũng Tàu), dự kiến đây sẽ là Tp phức hợp CN, nghiên cứu công nghệ - đào tạo - du lịch - thương mại. nơi đây tập trung chủ yếu là công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, cơ khí, công nghiệp kĩ thuật cao, dệt, nhuộm, điện, điện tử, VLXD cao cấp... tại đây cũng dự kiến bố trí một trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động công nghiệp có kĩ thuật cao; Ở khu vực P.Nam QL51 hiện nay đang trống vắng các đô thị lớn, việc hình thành các KCN ở đây sẽ gắn liền với việc xây dựng các đô thị mới như Nhơn Trạch, Phú Mỹ, hình thành 2 đô thị Nhơn Trạch và Phú Mỹ sẽ góp phần giải tỏa cho Tp HCM và cung cấp lao động cho các KCN. Tại đây, tuyến đường cao tốc từ Tp HCM - Thủ Thiêm - Nhơn Trạch nối QL51 đang được hình thành.

● Thị xã Bà Rịa và Tp Vũng Tàu: Là điểm sôi động của hoạt động dịch vụ dầu khí, đặc biệt là du lịch của vùng và cả Nam Bộ. Ở đây có lợi thế là vùng đất liền được nối tiếp với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng; phong phú về tài nguyên khoáng sản, thủy sản và thuận lợi về GT hàng hải quốc tế. Bà Rịa - Vũng Tàu còn có dải bờ biển với vịnh Gềnh Rái và sông Thị Vải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển nước sâu và dịch vụ hàng hải. Tương lai, thị xã Bà Rịa sẽ là Tp cỡ 20,0 - 30,0 vạn dân. Với chức năng là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đây sẽ là nơi cung cấp lao động cho các KCN Long Hương, KCN Long Sơn. Sau khi chuyển trung tâm hành chính về Bà Rịa, Vũng Tàu trở thành Tp du lịch, cảng và dịch vụ dầu khí với số dân ~ 40,0 - 50,0 vạn người. Vũng Tàu sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn và là Tp cảng biển trung chuyển quan trọng của vùng KTTĐPN.

● Thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương): Tương lai sẽ là đầu mối GT nối ĐNBộ - Tây Nguyên có thể qua CPC và Lào. Nơi đây nổi tiếng về nhiều ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống; Đây sẽ là một cực phát triển ở P.Bắc của vùng, "bàn đạp" cho việc mở rộng đô thị và công nghiệp trên một khu vực rộng lớn. Thị xã Thủ Dầu Một được nâng cấp trở thành Tp qui mô 30,0 - 35,0 vạn dân, gắn với nhiều KCN ở Bình Dương. Tp này có tác dụng giảm bớt áp lực tập trung dân số vào Tp HCM; đây còn là cơ sở hậu cần phục vụ dân cư và lao động làm việc tại các KCN ở Nam Sông Bé.

● Thị xã Đồng Xoài (Bình Phước). Nằm ở giao điểm giữa QL14 - QL13 về Tp HCM. Tương lai, từ giao điểm này sẽ xây dựng con đường mới chạy dọc biên giới với Cămpuchia qua Tây Ninh kéo dài tới An Giang và Kiên Giang, đây là con đường chiến lược về kinh tế và AN - QP. Ngoài ra, sẽ hình thành nhiều đô thị với qui mô dân số ~ 5,0 - 10,0 vạn người như các TX Bình Long, Lộc Ninh, các thị trấn Lái Thiêu, Lai Khê, Bến Cát, Di An, Bùng, Hóa An, Bình An... gắn với các KCN .

● Thị xã Tây Ninh: Nằm ở phía bắc Tp HCM và trên đường qua cửa khẩu Xa Mát giao điểm giữa QL13 với QL22, là đô thị vành đai của Tp HCM (~ 100 km). Tương lai, thị xã Tây Ninh cùng với Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hòa Thành, Tân Biên tạo thành cụm đô thị quan trọng nối Đông Nam Bộ với Cămpuchia. Tương tự như Tây Ninh, chuỗi đô thị Chơn Thành- Bình Long - Lộc Ninh có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Cămpuchia ở phía Bắc, cũng có ý nghĩa chiến lược cả về KT - QP. Các ngành CN chủ yếu là CNCB'

5.5.2. Hệ thống giao thông vận tải

Đây là vùng có hệ thống GTVT khá thuận lợi so với các vùng khác, dễ dàng giao lưu trong nội vùng, liên vùng và quốc tế. Hệ thống GT gồm các tuyến đường bộ, sắt, sông, biển, hàng không cùng các bến xe, tàu, ga xe lửa, sân bay tạo thành mạng lưới qui tụ tại Tp HCM.

▪ Mạng lưới đường bộ: tổng chiều dài 11.286km (QLộ 1.606km, tỉnh lộ 1.127km, liên xã

4.185km, và đường đô thị 817km). Các tuyến quan trọng nhất là: QL1A, QL22 đi CPC, QL20 đi Đà Lạt, QL51 từ Tp HCM-Biên Hòa-Vũng Tàu, QL50: Gò Công - Mỹ Tho - ĐB sông Cửu Long.

▪ Mạng lưới đường sắt qui tụ tại Tp HCM, chiều dài chỉ chiếm 10% tổng chiều dài đường

sắt cả nước. Đường sắt Thống Nhất chạy song song với QL1A là tuyến quan trọng nhất trong hệ thống vận tải theo hướng Bắc - Nam của vùng, có vị trí quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng trong mối liên hệ liên vùng. Tuyến đường Tp HCM - Lộc Ninh chạy song song với QL13, nối TTCN lớn nhất của vùng với khu vực trồng cao su quan trọng của ĐNBộ.

▪ Hệ thống cảng:

+ Cảng Sài Gòn nằm giữa Tp HCM gồm một hệ thống bến cảng dọc sông Sài Gòn trên

hợp lưu GT quan trọng của vùng. Đây cũng là hợp điểm quan trọng nhất của phần phía Nam bán đảo Đông Dương để ra biển. Cảng Sài Gòn hình thành cách đây ~ 300 năm với tên Bến Nghé. Nhờ vị trí thuận lợi, đã trở thành thương cảng lớn nhất không chỉ của nước ta, mà cả Đông Dương. Ở đây có nhiều bến cảng thương mại (cũ và mới), cảng dầu, cảng cá và cảng quân sự. Đây cũng là dầu mối GT quan trọng trong hệ thống GT đường sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Các bến cảng có nhiều phương tiện bốc dỡ hàng, kho chứa (kể cả kho chứa dầu Nhà Bè), bể chứa

và đường ống dẫn. Cạnh bến cảng còn có ụ tàu và nhà máy sửa chữa tàu biển. Cảng Sài Gòn nằm trên tụ điểm của đường sông, đường sắt, đường ô tô, đường ống. Có 3 đường vào cảng (S.Lòng Tàu, S.Soài Rạp và S.Sài Gòn). Các lạch đều cho tàu trọng tải 3,0 - 4,0 vạn tấn ra vào thuận lợi. Từ cảng này, hàng hóa xuất ra ngoài là N - L - HS, khoáng vật liệu và cả sản phẩm công nghệ; Hàng hóa nhập vào là nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị máy móc, một số mặt hàng công nghệ, phân bón. Từ cảng này có các tuyến đường biển nối với các vùng khác trong nước và quốc tế: đi Bến Thủy, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên và quan trọng nhất là đi Hải phòng. Các tuyến đường biển đi các nước như đi Hồng Công (930 hải lí), đi Singapo (1.167 hải lí), đi Băng Cốc (1.180 hải lí), đi Côngpông Chàm, đi Tôkiô,.v.v. Năng lực thiết kế 10 triệu tấn/năm (đã khai thác hết), tiếp nhận được tàu trọng tải 15.000 - 20.000 tấn. Từ cảng này đi bằng đường sông: tàu, xà lan trọng tải 200 - 1.000 tấn có thể đi hầu hết các tỉnh ĐBSCL và có thể tới Phnôm Pênh.

+ Hệ thống cảng Vũng Tàu: gồm cảng dịch vụ dầu khí và cảng hàng hóa. Năng lực thiết

kế 1,0 triệu tấn/năm, đã khai thác 0,5 triệu tấn/năm. Tiếp nhận được tàu trọng tải 15.000 tấn.

+ Hệ thống cảng sông: ở Tp HCM và Biên Hòa có năng lực ~ 1,0 triệu tấn/năm. Cùng với

hệ thống cảng, tại đây có đội tàu viễn dương gồm 33 chiếc với tổng công suất 177.600DWT.

▪ Ngành hàng không: mới phát triển từ sau chiến tranh TG 2, trước đó mới chỉ có một ít

máy bay đi lại giữa Pháp - Sài Gòn và Sài Gòn - Hà Nội. Đến những năm 1960, do nhu cầu của chiến tranh, Mỹ ngụy đã mở rộng và xây dựng thêm một số sân bay mới (trong đó, sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa có tiếp nhận được máy bay hạng nặng). Tân Sơn Nhất là sân bay quan trọng nhất của vùng và cả nước, có đường băng với thiết bị hiện đại, hàng ngày có trên 20 tuyến bay đi các vùng trong nước và quốc tế. Sân bay Vũng Tàu phục vụ chủ yếu cho dịch vụ ngành dầu khí.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w