Thị trường

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 146 - 153)

- Chưa dừng lại ở đây, giai đoạn 20062009, xuất khẩu càphê của Việt Nam tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới Theo đó, năm

Thị trường

- Thị trường xuất khẩu chính cà phê Việt Nam chủ yếu là Đức, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Anh, Pháp, Nga… Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc khẳng định tên tuổi của mình về mặt hàng cà phê trên thị trường nhưng với những biện pháp tích cực trên thì thương hiệu cà phê Việt Nam sẽ sớm khẳng định trên trường quốc tế.

- Trong năm 2008, cà phê của nước ta được xuất khẩu sang 93 thị trường và vùng lãnh thổ, giảm 34,5% thị trường so với năm 2007. Nhìn chung, trong năm 2008 xuất khẩu cà phê của nước ta giảm mạnh sang hầu hết các thị trường chủ chốt.

Trong đó, xuất sang thị trường Đức giảm đến 28,3%, Mỹ giảm 24,1%, Italia giảm 10,5%… so với năm 2007.

- Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Sô liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm 2008 chỉ đạt tương ứng là 11,4% và 7,3%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của hai thị trường này đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.

- Thị trường Đức dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với 103,5 triệu USD, chiếm 13,2% tổng kim ngạch; thị trường Hoa Kỳ đứng thứ 2 về kim ngạch với 100 triệu USD, chiếm 12,8%. Tiếp theo đến thị trường Tây Ban Nha 51,5 triệu USD, Italia 49 triệu USD; Nhật Bản 41,8 triệu

USD. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2010 đa số giảm so với cùng kỳ năm 2009; trong đó giảm mạnh nhất làkim ngạch xuất sang Bỉ giảm 80,24%; sau đó là thị thường Pháp (-66,52%); Hà Lan (-57,92%); Italia (-47,56%). Tuy nhiên, có một số thị trường đạt imngạch tăng mạnh so với cùng kỳ như: Ấn Độ (+132,9%); Ai Cập (+85,4%); Nga (+77,14%); Trung Quốc (+71,3%).

- Tính riêng trong tháng 5/2010, thị trường đáng chú ý nhất là thị trường Nga, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 3,8 triệu USD, nhưng tăng rất mạnh tới 1.498,5% so với tháng 5/2009; tiếp theo là một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng mạnh trên 100% so với tháng 5/2009 là: Ai Cập (+495,9%); Ấn Độ (+367,5%); Hy Lạp (+288,5%); Thái Lan (+220,6%); Đan Mạch (+177,7%); Ôxtrâylia (+168,5%); Trung Quốc (+141,8%).

Bảng: Xuất khẩu cà phê sang các thị trường 5 tháng năm 2010

Thị trường Tháng 5/2010 5 tháng 2010 %tăng, giảm kim ngạch T5/2010 so T5/2009 %tăng, giảm kim ngạch 5T/2010 so 5T/2009 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tổng cộng 99.901 141.399.024 564.210 785.139.273 +2,90 -19,07 Đức 10.712 14.999.856 73.973 103.516.688 +6,81 -2,17 Hoa Kỳ 13.521 19.784.057 66.954 100.186.505 +44,82 -3,25 Tây Ban Nha 9.884 14.017.220 38.230 51.530.309 +53,16 -12,58 Italia 6.036 8.626.920 35.181 49.003.105 -32,75 -47,56 Nhật Bản 4.265 6.378.586 27.107 41.799.546 -31,33 -14,89

Bỉ 2.830 4.068.068 21.595 30.070.138 -45,95 -80,24 Nga 3.785 5.266.143 17.713 24.003.454 +1.498,46 +77,14 Anh 2.009 2.868.999 16.283 22.037.326 +34,94 -2,74 Malaysia 2.775 3.822.036 12.615 17.289.736 +18,52 +34,02 Hàn Quốc 1.874 2.643.030 12.178 17.214.726 -57,81 -31,53 Hà Lan 1.407 2.285.523 10.939 15.731.047 -28,59 -57,92 Philippin 1.696 2.311.889 11.669 15.347.554 -23,54 +10,82 Indonêsia 468 771.548 10.459 14.714.957 +20,64 +450 Thụy Sĩ 1.670 2.342.600 10.782 14.678.987 -23,03 -33,36 Nguồn : tổng cục thống kê Biến động về giá

- Giá cả cà phê trên thị trường thế giới có nhiều biến động bất thường khó lường trước. Giá xuất khẩu cà phê trung bình trong tháng 12/2008 đạt 1.864 USD/T, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2007. Tính trong cả năm 2008, giá cà phê xuất khẩu trung bình của nước ta đạt 2.044 USD/T, tăng 31% so với năm 2007, trong đó giá cà phê có lúc lên mức đỉnh điểm là 2.240 USD/T trong tháng 7 và tháng 8 năm 2008. Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, giá cà phê luôn biến động thất thường, có lúc tăng lên 1.600 – 1.700 USD/tấn rồi rơi xuống 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng Tp.HCM), gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Có một nghịch lý là sản lượng cà phê thu hoạch trong niên vụ 2009-2010 giảm 20- 30% nhưng giá bán trên thị trường ¥hem tục rớt. “Mặc dù giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đang xuống thấp nhưng doanh nghiệp không mua được nhiều vì gặp khó khăn về vốn”

- Trước đây đa phần cà phê của Việt Nam được giao dịch tại sàn cà phê Luân Đôn theo phương thức bán trừ lùi nhưng rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong

nước nhận thấy bất lợi với phương thức này nên chuyển sang hình thức bán giao ngay. Khi giá cà phê tại sàn Luân Đôn xuống thấp, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam mua vào để đẩy giá lên. Song giá cà phê không tăng lên theo dự đoán của các doanh nghiệp mà còn giảm xuống. Nguyên nhân là những nhà đầu tư tài chính trên thị trường này tính toán và biết trước được lượng cà phê dự trữ của các doanh nghiệp Việt Nam nên họ tìm cách kìm giá cà phê tại sàn Luân Đôn xuống.

- Đầu năm 2010 giá cà phê đang xuống rất thấp, giảm 15-25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước Tết giá giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng vẫn còn ở mức 1.350- 1.360 USD/tấn. Thế nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết, giá cà phê đã “lao dốc không phanh”. Chỉ trong vòng 2 tuần, giá cà phê từ hơn 1.300 USD/tấn, đã rơi thẳng xuống chỉ còn 1.210 USD/tấn vào ngày 25/2/2010. Giá cà phê trên thị trường thế giới ở mức thấp chưa từng có. Giá cà phê thế giới giảm ở mức kỷ lục, hiện chỉ còn ở mức 1.226 USD/tấn, giảm 113 USD/tấn so với những ngày đầu tháng 2/2010. Giá cà phê trong nước cũng giảm mạnh từ ở mức gần 24.000 đồng/kg hồi đầu tháng 2 thì nay chỉ còn 22.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm 2009 đến nay.

- Tháng 2 và tháng 3 năm 2010, giá cà phê thế giới ¥hem tục giảm mạnh khoảng 30% ở mức 1,100 USD/tấn và nông dân đã phải bán tống bán tháo cà phê vì lo sợ giá cà phê sẽ còn giảm nữa. Tuy vậy, cuối tháng 4 /2010 khi giá cà phê đã bắt đầu nhích dần lên thì nông dân vẫn phải bán cà phê với giá thấp (vì họ phải bán theo hợp đồng kì hạn từ các tháng 2 và 3). Đây là nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt cà phê hiện nay.

- Nhìn chung, các doanh nghiệp, thương nhân và nông dân trồng cà phê nước ta luôn ở tình thế bất lợi và bị động cho dù giá cà phê thế giói có tăng hay giảm. Theo các chuyên gia, giá cà phê thế giới biến động bởi cung và cầu tại thị trường cà phê LonDon, New York và sự chi phối của các nhà kinh doanh cà phê…

- Tiêu thụ cà phê năm 2010 trên phạm vi thế giới ước tính sẽ đạt 132 triệu bao, tăng so với mức 130 triệu bao của năm trước. Mặc dù dự báo nguồn cung sẽ giảm trong khi cầu lại tăng nhưng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nhiều tháng qua lại giảm mạnh, đặc biệt giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 năm 2010 chỉ đạt trung bình khoảng 1370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2006. Tại Dak Lak, thủ phủ cà phê Việt Nam, ngày 1-2, giá cà phê nhân xô nông dân bán ra chỉ còn 23.700 đồng/kg, còn giá FOB xuất khẩu của doanh nghiệp tại cảng Sài Gòn rớt xuống còn 1.254 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Theo Câu lạc bộ 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam thuộc Vicofa, giá cà phê giảm là do các nhà buôn lớn trên thế giới đang đầu cơ, cố ép giá xuống thấp. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp nước ngoài dù vi phạm luật kinh doanh nhưng vẫn bắt doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu vì ở thế yếu về tài chính, ít kinh nghiệm thương trường.

- Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), nhiều nguyên nhân khiến giá cà phê biến động, nhưng chủ yếu bị tác động do đầu cơ chi phối. Hiện nay, tại

2 sàn giao dịch nông sản lớn là LIFE (London) và Chicago (Hoa Kỳ), các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê bán hàng theo 2 phương thức: Thứ nhất, chốt giá tại thời điểm ký hợp đồng. Thứ hai, ký hợp đồng giao hàng trong thời gian dài, nhưng không chốt giá. Giá thành sẽ dựa trên giá giao dịch trên thị trường song có tính ¥hem mức trừ lùi. Với loại hợp đồng này, nhà nhập khẩu sẽ ứng trước cho doanh nghiệp 70% giá trị hàng hóa. Bỏ qua những cảnh báo rủi ro khi ký hợp đồng bán hàng giao xa, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều bán hàng theo phương thức này.

- Do giá cà phê không mấy hấp dẫn đã khiến người dân không có sự chăm sóc đúng mức, do vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chắc chắn năng suất cà phê năm nay sẽ bị sụt giảm đáng kể.

- Giá cà phê nhân xô ngày 25 và 26/8 cũng giảm mạnh theo đà giảm của thị trường thế giới, chỉ còn 27.700 – 27.800 đồng/kg, giảm tới 2.400 đồng/kg so với giá ngày 24/8 và giảm 2.100 đồng/kg so với giá hồi đầu tháng 8.

- Giá cà phê xuất khẩu tại cảng Sài Gòn (FOB) ngày 25/8 cũng giảm 8,7% so với hôm trước, đạt 1.500 USD/tấn và giảm 16,3% so với mức giá xuất khẩu cao nhất trong tháng đạt được ngày 18/8.

- Tuy nhiên, giá cà phê trong nước cũng nhanh chóng tăng trở lại và hiện đang đạt mức 28.200 – 28.300 đồng/kg. Như vậy, có thế thấy giá cà phê trong nước biến động tương đối sát và chịu ảnh hưởng lớn từ giá cà phê giao dịch trên thị trường thế giới.

- Giá cà phê Arabica trong tháng 7 đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua, đạt mức 1.810 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 9 và mức 1.829 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 11. Tuy nhiên, thị trường có sự điều chỉnh giảm tương đối mạnh trong các phiên giao dịch ngày 25 và 26/8 do các quỹ đầu cơ đẩy mạnh bán ra. Giá cà

phê Arabica giao dịch trên sàn NewYork đã giảm 5% trong khi giá cà phê Robusta trên sàn London giảm tới 14% so với mức giá hồi đầu tháng 8. Tuy nhiên, giá cà phê trên cả hai sàn đã nhanh chóng phục hồi trở lại trong phiên giao dịch ngày 27/8 do nguồn cung khan hiếm và những lo lắng thời tiết khô ráo sẽ tổn hại đến vụ mùa cà phê tiếp theo ở Braxin

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 146 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w