Giải pháp cho ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 110 - 113)

VI. XUẤT KHẨU DỆT MAY.

4. Giải pháp cho ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Mục tiêu chung là phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Để đạt được như vậy :

Về phía Nhà nước - Chính phủ:

trợ doanh nghiệp trong bối cảnh này, Hiệp hội Dệt may sẽ nỗ lực hơn trong các hoạt động như: thường xuyên cập nhật tình hình thị trường, xúc tiến thành lập trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư sản xuất vải và nguyên phụ liệu tại chỗ...

- Chính Phủ và các Bộ ngành cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý hạn ngạch, quản lý xuất nhập khẩu và thuế quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đàm phán mạnh mẽ với Mỹ để nới rộng hạn ngạch, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như các nước khác.

- Để hỗ trợ ngành dệt phát triển, Chính phủ nên cho áp dụng thuế VAT bằng 0% cho vải sản xuất trong nước và cung cấp cho may xuất khẩu. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng không cắt giảm định mức tín dụng đối với các doanh nghiệp dệt. - Để phát triển cây bông trong tình hình hiện nay, Chính phủ hỗ trợ thực hiện các

chương trình thuỷ lợi ở một số vùng trọng điểm trồng bông, khấu trừ thuế VAT đầu vào cho việc chế biến bông và cho phŠp sử dụng Quỹ phát triển cây bông để trợ giá thu mua bông của nông dân với mức 500 đồng/kg bông hạt.

Về phía các doanh nghiệp :

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về luật pháp quốc tế. Đó là những vấn đề như các hoá chất cấm, tiêu chuẩn lao động, môi trường... và sẽ còn nhiều hạn chế khác mà do không nắm bắt kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại và làm giảm sút tính cạnh tranh.

- Cần phải phát triển việc tạo mốt, tăng cường việc tổ chức các tuần lễ thời trang.cuộc thi người thiết kế, nhằm tìm ra các nhà thiết kế mới, trẻ, triển vọng… phục vụ cho sản xuất.

- Cần đăng ký và xây dựng thương hiệu ở các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp tạo nên những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng…phục vụ tiêu dùng trong nước cũng

như xuất khẩu.

- Để khắc phục khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may vào những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao, ngành dệt may phải tạo được sản phẩm có giá trị bảo vệ môi trường theo đùng yêu cầu của những thị trường, tổ chức lại sản xuất, chú trọng tìm mọi cách tiết giảm chi phí sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến,… để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.

- Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống để phát triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn, việc làm cho người lao động. Đặc biệt phải chú trọng đến việc liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ.

- Đồng thời, để khắc phục bớt những khó khăn trong sản xuất, các doanh nghiệp cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như: tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác các chuỗi liên kết, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp, chủ động đàm phán với khách hàng, từ có hy vọng nhận được sự chia sẻ bớt khó khăn của bạn hàng thông qua việc tăng giá mua hàng.

- Các doanh nghiệp cần tính toán cẩn thẩn trước khi kí kết đơn hàng để không bị động trong sản xuất. Không nên “ ôm ” nhiều đơn hàng, nếu không chủ động được nguồn lao động. Ngoài ra, trong thời gian tới, giá cả sẽ theo xu hướng tăng hơn, nên việc nghiên cứu kỹ các hợp đồng sớm sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng bị bán hớ. Vì giá cả nguyên liệu tiếp tục biến động tăng mạnh.

- Ngành dệt may thế giới sẽ tiếp tục có xu hướng phục hồi trong thời gian tới. Cho nên, các doanh nghiệp cần tận dụng những cơ hội thuận lợi có sẵn như về tiếp cận nguồn vốn, từ chủ trương hạ tín dụng, giảm lãi suất cho vay của Chính Phủ. Bên cạnh đó, mở rộng kinh doanh ở thị trường nội địa, cũng được đánh giá là biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện nay.

- Chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực nhất là trong việc thiết kế. xây dựng lực lượng sản xuất phát triển,các nhà máy mới sẽ phải làm gì để có vải?những vải cho năm 2010, 2015 là những vải gì?...phải có những bước đi trước đón đầu phù hợp với nhu cầu của thị trường…Để được như vậy,Việt Nam phải tiếp thu những cái mới của nước ngoài,có như vậy, không những Việt Nam hoàn thành mục tiêu nêu trên mà còn trở thành một trong năm nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới vào giai đoạn 2015-2020.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w