IV. XUẤT KHẦU DẦU THÔ.
3. Giải pháp cho ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam.
- Tạo sự hội nhập nhiều hơn vào thị trường dầu mỏ quốc tế và đảm bảo sự cung ứng chắc chắn hơn cho nhu cầu đối với sản phẩm dầu khí của nước nhà, cần tăng cường hoạt động thăm dò, tìm kiếm và khai thác dầu mỏ.
- Nhà nước cần đầu tư cho các hoạt động khai thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu. việc chủ động về nguồn cung dầu sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát huy tận dụng được các lợi thế về doanh thu trong xuất nhập khẩu. hơn nữa đầu tư vốn và công nghệ vào hoạt động khai thác dầu thô sẽ giúp nâng cao chất lượng dầu thô xuất khẩu, xậy dựng năng lực cạnh tranh cho mặt hang này trước các đối thủ từ Châu Phi và Trung Đông.
- Xây dựng cơ quan dự báo về biến động trên thị trường dầu mỏ: thị trường dầu mỏ thế giới với những đặc điểm riêng biệt, không ngừng biến động gây ra một sự bất ổn cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu dầu. để tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế được những khó khăn mà các biến động tạo ra, nhà nước cần theo dõi và dự báo chặt chẽ những biến động, xây dựng một cơ quan chuyên
theo dõi những biến động về giá dầu, nguyên nhân của những biến động, dự báo về mức tăng hay giảm giá dầu kịp thời cho các doanh nghiệp. ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, bản tha6nn doanh nghiệp cũng cần lập một hệ thống theo dõi, dự đoán những biến động để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
- VN cần phải thực hiện cải cách hành chính trong đó quan trọng nhất là cải cách thủ tục hải quan và thuế. Mặc dù trong thời gian qua ngành Hải quan đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải cách thủ tục như đưa vào áp dụng việc thông quan điện tử. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề giữa Hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu và cơ quan quản lý.
- Hình thành quỹ bù đắp hoặc thành lập các quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu, nhằm đầu tư vào các hoạt động khai thác bình thường và đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò các lô dầu khí được đánh giá là có tiềm năng hoặc các lô xa bờ.