Giải pháp cho ngành xuất khẩu máy tính-linh kiện điện tử.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 178 - 182)

XI. XUẤT KHẨU MÁY TÍNH – LINH KIỆN ĐIỆN TỬ.

3. Giải pháp cho ngành xuất khẩu máy tính-linh kiện điện tử.

Trong những năm đầu của thập kỷ 90, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm xuất khẩu. Nhưng đến năm 1996, ngành đã thu được 90 triệu USD từ xuất khẩu. Đến năm 2000, doanh thu xuất khẩu của ngành tăng lên tới 783 triệu USD và sản phẩm điện tử đã được xuất khẩu tới 35 nước trên thế giới. Hiện nay, sau 20 năm thu

hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với doanh thu xuất khẩu tăng gấp 15 lần trong vòng 10 năm qua và đang trở thành một trong những ngành có sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Cho đến nay, thiết bị và linh kiện điện tử của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với doanh thu xuất khẩu tăng đầu qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 phát triển vượt bậc. Với xuất phát điểm khá thấp là 406,8 triệu USD năm 2003, sang đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 657,8 triệu USD, tăng hơn 200 triệu USD so với năm trước, tương đương tăng 61,3%. Với nhiều chính sách nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, với mức kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 1,4 tỉ USD, đưa ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỉ USD.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế thực sự khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử nhiều cơ hội, thể hiện trong sự tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đầy tiềm năng này, năm 2006 đạt 1,5 tỉ USD, năm 2007 đạt hơn 2,1 tỉ USD và ước tính năm 2008, xuất khẩu nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử của nước ta sẽ lên tới 2,75 tỉ USD (tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2007), đưa thiết bị điện tử và linh kiện điện tử lên hàng thứ sáu trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì những lý do cơ bản sau:

+ Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng rất mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản

xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.

+ Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia… giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy, Việt Nam trở nên có lợi thế. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.

+ Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng, thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện tử trên thế giới là rất rộng lớn và có mức tăng trưởng vững chắc. Năm 2007, nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỉ USD và tăng khá đều đặn khoảng 10%/năm trong 5 năm qua. Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, cộng hoà Séc và Slovakia. Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây:

ASEAN: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 25 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 vào ASEAN chỉ chiếm 3,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010, với những lợi thế của AFTA, nâng tỉ lệ này lên trên 5% (đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD).

Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 30 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 vào Nhật Bản là 269 triệu USD, phấn đấu đến 2010 nâng tỉ lệ này lên trên 3% (đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD).

EU: Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 484 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng kim ngạch trên 1 tỉ USD.

Theo định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam thì mặt hàng điện tử, máy tính và kinh kiện được xếp vào nhóm trọng tâm ưu tiên phát triển và phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 5,2 tỷ USD vào năm 2010.

Để đạt được mục tiêu này, cơ cấu của ngành cần được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng. Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển, tăng tỉ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao. Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng tính thị phần và thị trường trong nước… Bên cạnh đó cần thực hiện các giải pháp cụ thể có thể áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử Việt Nam như đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các khung chính sách thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đồng bộ các yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư sản xuất và xuất khẩu ở lĩnh vực này. Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép

nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 178 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w