Giải pháp cho ngành xuất khẩu càphê Việt Nam.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 159 - 161)

- Chưa dừng lại ở đây, giai đoạn 20062009, xuất khẩu càphê của Việt Nam tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới Theo đó, năm

3. Giải pháp cho ngành xuất khẩu càphê Việt Nam.

- Về người trồng cà phê:

+ Cần phải tiến tới thống nhất quy chuẩn giữa người trồng cà phê

+ Nhà sản xuất chế biến kinh doanh cà phê cần đầu tư để nâng cao chất lượng cà phê từ vườn rẫy đến sản phẩm chế biến sau thu hoạch.

+ Bỏ lối thu hoạch truyền thống “tuốt cành”, thay vào đó là thu hoạch có tuyển chọn. + Xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động và khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng TCVN 4193-2006

- Về phía doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần theo sát diễn biến thị trường, xu hướng dao động của giá cà phê, chủ động tiếp cận thông tin để cung ứng hàng một cách đều đặn, tránh việc thấy giá lên không bán, giá xuống bán vội sẽ làm tình hình xấu hơn”. Trong dài hạn, “cà phê Việt Nam không nên mở rộng diện tích trồng, nhưng cần tăng năng xuất, cải tiến khâu chế biến, áp dụng tiêu chuẩn

VN 4193-2005 để nâng cao chất lượng cà phê, đặc biệt là việc chấn chỉnh phương thức kinh doanh, xuất khẩu

+ Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu thì ngoài lợi ích doanh nghiệp, đừng quên lợi ích chung của ngành và các hộ sản xuất cà phê.

- Về phía nhà nước:

+ Để nâng cao giá trị xuất khẩu cho mặt hàng này trước mắt cần phải cải thiện kích cỡ hạt từ cây giống năng suất cao có nghĩa là trong 10 năm thời gian cà phê sẽ phải được xác định bởi kích thước khuyết tật và không đậu. Về lâu dài, cần thành lập Câu lạc bộ xuất khẩu, đồng thời tổ chức thu mua càphê tạm trữ; xây dựng nhà máy sơ chế. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu chiến lược ngành hàng; xây dựng mô hình tổ chức, quản lý và sản xuất người trồng cà phê. Đặc biệt, cần có quỹ bảo hiểm ngành hàng để tránh rủi ro.

+ Ngoài việc chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu cà phê vốn bát nháo bấy lâu, theo ông Nam, việc thu mua tạm trữ cà phê nên cho vào nguồn vốn hàng năm, để doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng chủ động hơn, đỡ rơi vào tình thế bị động như thời gian qua. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi thu mua tạm trữ cà phê để giữ giá cho nông dân, song đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi trên. “Chính sách khi tới cuộc sống thường có độ trễ nhất định, do đó, nên dưa vào chính sách tạm trữ thường xuyên, hàng năm”

+ Bên cạnh đó, để khuyến khích xuất khẩu cà phê, Tổng cục Thuế nên áp dụng thuế giá trị gia tăng thống nhất ở mức 5%. Theo Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, thực tế hiện nay cho thấy, cùng mặt hàng cà phê nhân, có một số nơi áp dụng mức 5% thuế giá trị gia tăng, nhưng có nơi áp dụng mức thuế 10%, trong khi hoạt động mua bán cà phê là hoạt động diễn ra trên toàn quốc.

+ Để không bị các nhà đầu cơ nước ngoài thao túng, cần nhanh đưa sàn giao dịch cà phê của nước ta đi vào hoạt động. Cần phải tăng cường sự minh bạch trong việc định giá càphê, đồng thời củng cố tiêu chuẩn chất lượng nhưng không làm tăng chi phí chế biến.

+ Để ngành cà phê phát triển bền vững và có uy tín trên thi trường thế giới đồng thời bảo vệ được thương hiệu cà phê Việt Nam, các cơ quan quản lý công tác xuất khẩu cần có văn bản hướng dẫn thực hiện theo lộ trình.

+ Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, các chuyên gia đều cho rằng, cơ hội lớn là rất lớn song nếu tiếp tục kinh doanh cà phê xuất khẩu theo kiểu “ăn xổi ở thì” như hiện nay thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững, ngoài ra sẽ vẫn tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình, cũng như làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu cà phê.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w