Tình hình thị trường dệt may thế giới.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 95 - 108)

VI. XUẤT KHẨU DỆT MAY.

1. Tình hình thị trường dệt may thế giới.

- Kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 2009 là 50,53 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt là 9,06 tỷ USD, chiếm 1,9% ; xuất khẩu hàng may mặc là 16,1 tỷ USD, chiếm 2,6% tổng trị giá xuất khẩu của toàn cầu.

- Ta có thể hình dung tình hình xuất khẩu hàng dệt may của thế giới theo khu vực tham gia xuất khẩu qua số liệu của bảng sau:

Bảng: Tình hình các khu vực tham gia xuất khẩu hàng dệt và may mặc của thế giới

năm 2009

ĐVT: tỷ USD

Khu vực xuất khẩu Hàng dệt May mặc

1. Bắc Mỹ 23,2 18 2. Nam Trung Mỹ 7,9 17,8 3. Châu Âu 85,8 112,1 4. CIS 6,7 6,8 5. Châu Phi 6,6 14,8 6. Trung Cận Đông 13,0 9,3 7. Châu Á 109,4 167,8 Tổng cộng 253,6 346,4 Nguồn:www.wto.org

Qua bảng này ta thấy Châu Á và Châu Âu là hai khu vực xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu, chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dết may của toàn cầu, và Trung Quốc là cường quốc xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất.

Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

- Dệt may là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp,sử dụng khoảng 2 triệu lao động ,kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai sau dầu khí,chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của việt nam.Trong thời gian qua ngành dệt may gặp nhiều khó khăn do rất nhiều nguyên nhân.Tuy vậy toàn ngành đã phấn đấu và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước từng bước đưa nước ta trở thành một trong mười quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.

- Từ năm 2007 xuất khẩu dệt may đạt kim ngạch 7,8 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, bình quân mỗi năm gần 20%, đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng dệt amy đứng thứ 8 trên thế giới và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN . Đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,06 tỷ USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới 2002 – 2009. ĐVT: Triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tăng trưởng

Tuyệt đối Tương đối

2002 2752 +777 +28,23 2003 3689 +937 +34,05 2004 4430 +741 +20,09 2005 4838 +408 +9,21 2006 5821 +964 +19,91 2007 7800 +1980 +34,01 2008 8473 +1756 +38,29 2009 9065 +1985 +42,47

- Trong những tháng đầu năm 2008 thì do suy thoái kinh tế tại Hoa Kì dẫn đến mức tiêu dùng và thu nhập dệt may giảm mạnh tại Hoa Kì và nhiều nước khác, cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên, lạm phát trong nước tăng cao, chính phủ phải áp dụng các giải pháp thắt chặt tín dụng nâng cao lãi suất, đời sống của người lao dộng gặp hiều khó khăn dẫn đến biến động lao động và nhiều cuộc đình công tự phát , ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhiều công ty nhất là tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung ở phía Nam, ngành công nghiệp dệt và phụ trợ còn yếu dẫn đến 71% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài… Tuy vậy trong những năm gần đây ,toàn ngành đã phấn đấu đạt 9,06 tỷ USD năm 2009 (tăng trên 20%so với năm 2008 ) , 6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 4,8 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu hiện nay lớn nhất thế giới.

- 6 tháng năm nay kim ngạch hàng dệt may đạt 4,8 tỷ USD tăng 20,24% so với cùng kì 2009, dẫn đầu về kim ngạch trong các mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng 17,81%,kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng 17,72%, theo số liệu của hải quan Mỹ , 5 tháng 2010 xuất khẩu hàng dệt may của nước này từ Việt Nam 21% về lượng và giá trị so với cùng kì năm ngoái. Kết qủa này khiến cho thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Mỹ tăng từ 2,7% của năm ngoái lên

3,47%trong 6 tháng năm nay.

Bảng: Xuất khẩu dệt may của VN vào các thị trường chính qua các năm

ĐVT: Triệu USD Nước 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Mỹ 2719 2880 3396 4558 5425 4494 EU 762 882 1225 1500 1700 4071 Nhật Bản 531 604 636 700 420 1042 Tổng cộng 4368 4838 5927 7780 9130 9607

Nguồn:Tổng cục thống kê Việt Nam.

- Số liệu cho thấy thị trường Mỹ là mảnh đất màu mỡ cho ngành dệt may và thực tế cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ luôn dẫn đầu vượt xa so với thị trường xuất khẩu thứ 2 là EU. Đây là thị trường cực kỳ quan trọng của VN ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tại thị trường Nhật Bản, sau khi Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản có hiệu lực từ tháng 1/2009, hàng may mặc được miễn thuế nên đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này . - Thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may hiện tại vẫn là Mỹ, EU, Nhật

Bản. Hiện sản phẩm dệt may của nước ta đang chiếm khoảng 2,69% thị phần thế giới. Tại thị trường Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4% và 4%. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang thị trường Mỹ đạt 2,217 tỷ USD, tăng 23,8%, vào Nhật Bản cũng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Những thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, ASEAN cũng có mức tăng đáng kể. Năng lực sản xuất cũng tăng trưởng rất mạnh: năng lực sản xuất sợi đạt 200.000 tấn, tăng 122,5%; năng lực sản xuất vải đạt 600 triệu mét, tăng 33,3%; năng lực may đạt 1.300 triệu sản phẩm, tăng 116,7% và thu nhận thêm 300.000 lao động.

- Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đang có sự tăng trưởng khá mạnh ở hầu hết các thị trường truyền thống, như đã nói ở trên đứng đầu là thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 475,6 triệu USD. Đứng sau thị trường Mỹ là 10 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trên 10 triệu USD:

+ Nhật Bản: đứng đầu với 80 triệu USD. + Đức : 31,4 triệu USD.

+ Tây Ban Nha : 26,8 triệu USD. + Anh : 25,4 triệu USD.

+ Canada : 19 triệu USD. + Hàn Quốc : 17 triệu USD.

+ Đài Loan, Bỉ, Pháp, Hà Lan đều trên 13 triệu USD.

Thị trường Mỹ:

- Trong nhiều năm gần đây, thị trường Mỹ luôn dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này vào Mỹ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Mặc dù có nhiều khó khăn do thiếu hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhưng xuất khẩu vào Mỹ vẫn tăng, cụ thể năm 2009 xuất khẩu dệt may vào Mỹ tăng 25% so với năm 2008. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng không bị áp đặt hạn ngạch vào thị trường Mỹ tăng từ 20% năm 2008 lên 33% năm 2009.

- Trong bốn tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm hơn 6% thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Mức tăng trưởng này nằm trong bối cảnh

chung là sức mua hàng dệt may của thị trường Mỹ đã được cải thiện, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm 2009.

Bảng: Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ qua các năm.

ĐVT: Triệu USD Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Toàn thế giới 9289 7 9943 1 10377 9 10732 3 10395 4 10688 7 Trung Quốc 1919 6 2745 3 32150 37510 37938 38351 Canada 3614 3408 3203 2881 2286 2715 Mexico 8755 8217 7401 6594 5830 3985 Việt Nam 2719 2880 3396 4558 5425 4494

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

- Nhìn vào bảng số liệu dưới đây sẽ hấy dệt may là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu sang Mỹ so với các mặt hàng khác.

- Đặc biệt, theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2010, xuất khẩu áo jackét và áo khoác của nước ta sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng khá. Xuất khẩu áo jackét tăng 11% về lượng và tăng 10% về trị giá so với tháng 1 năm 2009, đạt 1,7 triệu chiếc và 28,2 triệu USD. Đơn giá áo jackét xuất khẩu giảm nhẹ, đạt trung bình 16,01 USD/chiếc. Tương tự xuất khẩu áo khoác của nước ta sang Mỹ tăng 18,9% về lượng và tăng 38,78% về trị giá so với tháng 1 năm ngoái, đạt 1,34 triệu chiếc và 10,8 triệu USD. Đơn giá áo khoác xuất khẩu tăng khá cao, tăng 16,6%, đạt trung bình 8,01 USD/chiếc.

- Vì thế, hiện thị trường Mỹ cũng đang được kỳ vọng sẽ có vai trò quyết định trong mục tiêu về đích 10,5 tỷ USD của hàng dệt may xuất khẩu nước ta.

- Thị trường EU cũng là thị trường lớn của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam với tỷ trọng là 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này của cả nước trong năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào EU có mức tăng trưởng khá chậm nhưng theo nhận định của các chuyên gia, hàng dệt may của Việt Nam đang có cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

- Bên cạnh đó, việc đồng nhân dân tệ tăng giá trên thị trường quốc tế và tăng cao so với đồng EURO từ đầu năm đến nay, sẽ làm giảm hàng xuất từ Trung Quốc sang EU. Đây là những cơ hội tốt cho các nhà cung cấp khác, trong đó có Việt Nam.

- Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2010kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường EU đạt 102 triệu USD, giảm 39% so với tháng 1 năm 2009 đạt 102 triệu USD.

- Trong đó, xuất khẩu dệt may sang Đức đạt 42,3 triệu USD, chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường Đức. Tiếp đến là thị trường Tây Ban nha, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 23,1 triệu USD, tăng 6,28% so với tháng 1/2009.

- Ngoài ra, một số thị trường khác mà hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang cũng đạt kim ngạch khá cao trong tháng 1/2009. Cụ thể:

- Xuất sang Anh đạt trị giá 18,9 triệu USD - Xuất sang Hà Lan đạt 11,8 triệu USD - Xuất sang Italia đạt 11,4 triệu USD - Xuất sang Pháp đạt 10,5 triệu USD - Xuất sang Bỉ đạt 5,4 triệu USD - Xuất sang CH Séc đạt 4,1 triệu USD.

- Đáng chú ý, giá áo sơ mi xuất khẩu của nước ta sang EU tăng cao, tăng 30%, đạt trung bình 6,54 USD/chiếc. Vì vậy, dù khối lượng xuất khẩu áo sơ mi giảm 22%, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 1% so với tháng 1 năm 2009

- Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng quần dài, áo thun giảm khá mạnh. Xuất khẩu quần dài của ta sang EU giảm 38% về lượng và giảm 25% về trị giá; xuất khẩu áo thun giảm 21% về lượng và giảm 17% về trị giá.

- Tuy vậy vẫn có những trở ngại khi xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Cụ thể, trong hai tháng 4 và 5 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU bình quân mỗi tháng chỉ là 104 triệu USD, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ năm 2005 khi chế độ hạn ngạch xuất khẩu vào EU được dỡ bỏ, nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu sang EU không tăng mạnh như thị trường Mỹ. Nếu xuất khẩu sang Mỹ những năm gần đây ( trừ năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ) đều có mức tăng trưởng từ 17 – 30% , thì xuất khẩu sang EU chỉ tăng ở mức 11 – 12% do Doanh nghiệp đã quá tập trung vào thị trường Mỹ và có phần lơ là thị trường EU.

- Ngoài ra, yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm tại EU cũng có phần khắt khe hơn Mỹ., cũng là nguyên nhân khiến cho hàng dệt may sang EU không tăng như mong đợi, bởi không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật này.

- Mặc dù bức tranh chung về thị trường EU có phần ảm đạm, song vẫn còn những thị trường có thể tạo đà cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng tốt như Đức, Anh, Hà Lan,… Để khắc phục được những khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may vào EU, ngành dệt may phải tạo được sản phẩm có giá trị bảo vệ môi trường theo đúng yêu cầu của thị trường EU, tổ chức lại sản xuất, chú trọng tìm mọi cách tiết giảm chi phí sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến… để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.

Thị trường Nhật Bản.

- Trong khi xuất khẩu sang Mỹ và EU có dấu hiệu chững lại hoặc giảm sút thì thị trường Nhật vẫn hút hàng may mặc của Việt Nam , với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá tốt 12% , trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng 22% . Tuy nhiên, để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt

Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ.

- Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 481 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các mặt hàng áo thun, áo sơ mi, đồ lót... đều tăng mạnh.

- Xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật.

- Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Việc có nguồn nguyên liệu hưởng thuế ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.

- Thêm nữa, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam.

- Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD.

- Tuy nhiên, thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đã gần như không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây chính là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu.

- Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dệt, may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản như: Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt May Nam Định, Phong Phú...

- Để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản.

- Để tạo dựng thành công thương hiệu của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật, nắm được xu hướng thời trang của người tiêu dùng Nhật, đồng thời hàng hoá cũng phải thể hiện được cá tính riêng. Vì nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi, từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân.

- Trong thời gian tới, đại diện Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản sẽ

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w