Giải pháp cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 93 - 95)

V. XUẤT KHẨU THỦY SẢN.

4.Giải pháp cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

- Để phát triển ngành thủy sản cần từng bước hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Cần phải kết hợp hài hòa giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản cho phù hợp với thực tiễn sản xuất. Trong khai thác cần phải phát triển xa bờ, sao cho vừa bảo vệ vừa tái sinh được nguồn lợi, vừa khai thác tiềm năng vùng xa bờ và từng bước cải thiện nâng cao đời sống ngư dân. Trong nuôi trồng phải phát triển cả nuôi cá nước mặn, nước lợ và nước ngọt bằng nhiều hình thức phong phú và thích hợp theo từng vùng, từng đối tượng. - Để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến ở cấp ngành, doanh nghiệp

xây dựng chiến lược nhập khẩu nguyên liệu tối ưu song song với việc đầu tư ra nước ngoài như nuôi trồng thủy sản ở Campuchia, liên doanh với Mianma và Nga,… để đánh bắt thủy sản trên hải phận của họ.

- Mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn đối với thủy sản xuất khẩu ở tất cả các khâu: nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản, đóng gói, bao bì.

- Nhà nước phải xây dựng cơ quan giám định chất lượng, vệ sinh an toàn ở tất cả các vùng xuất khẩu trọng điểm và có biện pháp chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản không đạt chất lượng ra thị trường thế giới và công khai danh tính của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc làm này chính là để bảo vệ thị trường xuất kahu63 và uy tín của ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

- Đa dạng hóa thị trường, đa dạng háo sản phẩm thủy sản. Chú ý nâng cao trị giá gia tăng đối với sản phẩm thủy sản. Việc làm này hạn chế được các vụ kiện bán phá giá nhằm vào hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

- Về thị trường, xậy dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạn hàng; giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thủy sản lớn.

- Chú ý phát triển thị trường nội địa: xây dựng các cửa hàng chuyên bán sản phẩm thủy sản tươi sống cũng như đông lạnh, đưa hàng mạnh vào bán trong các siêu thị.

- Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu hàng thủy sản.

- Có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học và các trung tâm dịch vụ ngành thủy sản.

- Rà soát lại các quy hoạch phát triển các vùng thủy sản chuyên, đảm bảo sự phát triển bền vững mà không hủy hoại môi trường sinh thái.

- Chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến thủy sản tiên tiến với chi phí thấp. - Có chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành

thủy sản: cảng cá, hệ thống kho tàng, cơ sở cung cấp giống.

- Cần có chính sách cụ thể và phù hợp, nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách mới cho phù hợp và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển và các vấn đề cần tháo gỡ kịp thời để phục vụ phát triển sản xuất. Cính phủ đẩy mạnh hoạt động đồi ngoại có hiệu quả để giúp các doanh nhiệp mở rộng và bảo vệ thị trường.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 93 - 95)