Giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng nhanh trong 5 năm gần đây, đầu năm 2008 đã vượt qua mốc 100 USD/thùng dầu thô, cho nên mặc dù sản

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 183 - 187)

năm 2008 đã vượt qua mốc 100 USD/thùng dầu thô, cho nên mặc dù sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu ở ngành hàng này vẫn tăng nhanh.

Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

- Kim ngạch xuất khẩu suốt 16 năm qua (1993 – 2009 ) đều thấp hơn kim ngạch nhập khẩu, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, dẫn tới Việt Nam trong tình trạng nhập siêu cao ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại và thanh toán quốc tế.

- Cạnh tranh trong xuất khẩu bằng chính sách giá rẻ khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam bị đối đầu với nhiều vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế: từ 1995 – 2007 có 26 vụ kiện chống bán phá giá.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa ổn định chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro: vì không có thị trường tiêu thụ ổn định và kim ngạch xuất khẩu ở nhiều ngành hàng chưa đủ lớn để Việt Nam có thể tham gia tạo ra ành hưởng đối với hoạt động cung ở từng mặt hàng xuất khẩu; để tạo ra ảnh hưởng đến giá của thị trường thế giới có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

- Tỷ trong hàng xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến vẫn còn cao: kể cả xuất khẩu dầu thô thì tỉ lệ xuất khẩu thô chiếm trên 50% trị giá xuất khẩu. Việc xuất khẩu thô chẳng những quá thấp mà còn tạo thế bất lợi trong đàm phán vì xuất khẩu thô hàng nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mả, chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu.

- Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế mạng tính cạnh tranh cao, lượng cung lớn hơn cầu đòi hỏi nhà xuất khẩu Việt Nam phải có nổ lực lớn mới chiếm được thị trường.

- Những mặt hàng thủy sản, nông sản tươi sống chịu sự kiểm soát chặt bởi các quy định kỹ thuật ở nước nhập khẩu.

- Hàng dệt may và giày dép xuất khẩu, chiếm trị giá xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên trị giá xuất khẩu cao nhưng hiệu quả xuất khẩu hạn chế. - Giá cả xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy hải sản rất bấp bênh, lúc tăng lúc

xuống, tác động mạnh đến sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước.

- Khó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vì việc sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu, nước, dịch sâu bệnh,… - Khai thác triệt để tài nguyên phục vụ cho xuất khẩu sẽ dẫn tới nguồn tài nguyên

bị cạn kiệt, ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.

- Xuất khẩu nguyên liệu thô bán giá thấp, lại không sử dụng được lao động vốn là nguồn dồi dào của đất nước.

- Sản phẩm nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu khó bảo quản và vận chuyển so với hàng công nghiệp, tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.

II. Những giải pháp trước tình hình xuất khẩu của Việt Nam.

1.Về phía chính phủ - Nhà nước.

- Phải cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách hoàn thiện và bổ sung hành lang pháp lý mang tính bình đẳng và hội nhập; hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu; chống tiêu cực, tham nhũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp… để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường và quy mô xuất khẩu.

- Song song với việc cải cách nền kinh tế theo cam kết của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các cam kết khi gia nhập WTO thì đậy mạnh hoạt động đối ngoại để Việt Nam sớm được thừa nhận là nước hoạt động theo cơ chế thị trường đầy đủ. - Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu

nhập khẩu nhưng sản phẩm lại chủ yếu tiệu thụ nội địa như: sản xuất thuốc lá, sản xuất xe vận tải: ô tô, xe máy; sản xuất hàng điện tử, sản xuất nước giải khát… có chiến lược xuất khẩu sản phẩm của mình để tái tạo sự cân đối ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu.

- Ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu với giá trị lớn và ổn định thì chính phủ tăng cường hoạt động nhoại giao, thong qua đàm phán khuyền khích họ mở cửa thị trường thuận lợi cho hàng hóa Việt nam thâm nhập ( nguyên tắc có đi có lại ).

- Ở thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc… ta đang “ xuất siêu lớn ”, để bảo vệ các thị trường lớn này thì Nhà nước có chính sách điều tiết để khuyến khích các doanh nghiệp tăng “ mua hàng ”, nhưng hàng hóa thay vì đưa về trong nước thì phát triển các hình thức tạm nhập tái xuất khẩu sang các nước khác hoặc phát triển các hình thức chuyển khẩu ( mua của nước này bán sang nước khác để hưởng chênh lệch giá ). Như vậy tăng mua hàng ở các thị

trường xuất khẩu chủ lực để thực hiện cân bằng “ tương đối ” về thương mại song phương là biện pháp quan trọng bảo vệ thị trường xuất khẩu.

2. Về phía các doanh nghiệp.

- Phải tăng tốc độ xuất khẩu bằng cách: một mặt phải tăng tốc độ phát triển kinh tế bằng cách mở rộng quy mô sản xuất xã hội, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới có khả năng xuất khẩu, mặt khác phải tăng tỷ lệ hàng hóa dành cho xuất khẩu bằng cách tìm thêm thị trường tieu5 thụ, nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hóa ngang với tiêu chuẩn quốc tế.

- Tăng xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của đất nước như những ngành hàng nông lâm, thủy hải sản, những ngành sử dụng nhiều lao động, gia công, chế biến,… và đưa trí tuệ phẩm chất lao động cần cù của người Việt Nam xây dựng chiến lược xuất khẩu phần mềm và các sản phẩm của ngành công nghệ thông tin.

- Cần có chiến lược phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ: hoạt động Internet, vận tải-giao nhận, môi giới thương mại…để góp phần gia tăng trị giá hàng hóa xuất khẩu thực hiện xuất khẩu hàng hóa vô hình nhờ đó mà tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, cơ sở hạ tầng,… để hỗ trợ giup1` các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển thêm các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

- Giảm tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy hải sản thô: dưới dạng nguyên liệu hoặc ít qua chế biến.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh hàng hóa của ta trên thương trường quốc tế.

- Ưu tiên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu , nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam

như: dệt, may, sản xuất giày dép, sản phẩm từ da,.. vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 183 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w