VI. XUẤT KHẨU DỆT MAY.
Những khó khăn, tồn tại lớn trong sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
Việt Nam.
- Gia nhập WTO Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường giảm thuế các hàng rào bảo hộ(thuế nhập khẩu dệt may đã giảm khỏng 2/3 cụ thể hàng may mặc từ 50% giảm xuống còn 20% ,vải từ 40% xuống còn 12%,sợi xuống còn 5%), môi trường cạnh tranh khốc liệt , đặc biệt là từ phía Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Mỹ và EU tăng trưởng rất mạnh còn của Việt Nam thì quá thấp.
- Ngoài nhân tố Trung Quốc, EU còn bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với một số nước xuất khẩu dệt may khác chịu như Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia... Mỹ cũng đang xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với các nước này. Một số nước khác như Campuchia, Lào... với nỗ lực vận động tích cực từ ngành dệt may và chính phủ của họ, cũng đang được Mỹ xem xét giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu. Những ưu đãi đó góp phần tạo cho các nước xuất khẩu hàng dệt may đối thủ của Việt Nam sức cạnh tranh mãnh liệt hơn.
- Nếu chỉ tính hàng may mặc thì Việt Nam đứng đầu các nước ASEAN về xuất khẩu, nếu tính cả hàng dệt xuất khẩu thì Việt Nam chỉ đứng thứ 3. Việt Nam xuất khẩu rất ít hàng dệt và phải nhập khẩu rất lớn nguyên phụ liệu, hàng dệt phục vụ cho công nghiệp may mặc, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành may mặc và bị động trong kinh doanh. Hầu hết nguyên vật liệu (vải,phụ liệu,..) vẫn phải nhập khẩu là chính(trên 70%). Điều này cho thấy tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may còn rất thấp.
- Gia công hàng xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 60% trị giá hàng dệt may xuất khẩu.
- Khâu thiết kế, tạo mốt,tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu,chưa chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường,người tiêu dùng.
- Thị trường xuất khẩu quá tập trung: gần 60% kim ngạch xuất khẩu thực hiện ở thị trường Mỹ, điều này dễ dẫn tới bị áp dụng các biện pháp trả đũa: Mỹ xậy dựng cơ chế giám sát hàng nhập khẩu dệt may từ Việt Nam ; nguy cơ bị kiện chống bán phá giá rất cao.
- Thị trường nội địa chưa được coi trọng đúng mức.
- Là vấn đề về thương hiệu,Việt Nam xuất khẩu năm 2009 là 9,06 tỷ USD nhưng thương hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể,những doanh nghiệp mạnh như Thành Công,Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn… mặc dù đích thân sản xuất nhưng thương hiệu lại là nước ngoài.Việt Nam chưa có đủ điều kiên cạnh tranh vì thương hiệu chiếm vị trí rất quan trọng.
- Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào,có kỷ luật, có tay nghề nhưng cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật còn thiếu, những giám đốc giỏi, doanh nhân giỏi trong ngành dệt may rất thiếu. Đây là điểm khó khăn cũng như bất lợi của dệt may Việt Nam, bởi chính con người sẽ tạo nên giá trị và mong muốn trong việc phát triển ngành dệt may.
- Là khả năng cạnh tranh, tính thời trang, nhanh nhạy của thị trường dệt may, giá cả…Chính vì Việt Nam không có nguyên liệu tại chỗ, không có thương hiệu… nen khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam bất lợi so với các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may khác.Với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng những sản phẩm cao cấp hoặc từ trung bình trở lên.