Tổng quan tình hình xuất khẩu giày dép.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 113 - 119)

VII. XUẤT KHẨU GIÀY DÉP.

1. Tổng quan tình hình xuất khẩu giày dép.

- Ngành da giày thế giới hiện nay có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam đã và đang trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày…

- Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu da giày ở châu Á đang giữ vị trí quan trọng trong sản xuất, cung ứng hàng giày dép cho thị trường thế giới. Trong số 17 tỷ đôi giày tiêu thụ trên thế giới mỗi năm, lượng giày các nước châu Á cung ứng chiếm đến 70%. Riêng Việt Nam, với tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn năm 2006 đến 2010 trung bình hàng năm 16%, Ngành Da giày Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng lớn thứ 4 trên thế giới.

- Số liệu và tình hình biến động cụ thể về kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam qua các năm như sau:

• Đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí.

• Năm 2008, ngành da giày trong nước sản xuất 750 triệu đôi giày dép các loại, đạt kim ngạch xuất khẩu 4,7 tỉ USD.

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

Bảng: Các thị trường xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2008.

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

• Năm 2009, ngành da giày đạt kim ngạch xuất khẩu gần 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 13% so với năm 2008. Sự sụt giảm này chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, năm 2009

chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD. Với thị trường EU, năm 2008, xuất khẩu da giày của Việt Nam đã đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD. Tình hình xuất khẩu giày dép giai đoạn 2004-2009

Trị giá

Triệu USD % so với năm trước

2004 2604 114,8 2005 3005 111,7 2006 3555 116,9 2007 3963 110,3 2008 4697 117,6 2009 4015 84,2 Nguồn: tổng cục thống kê

• Sau 1 giai đoạn khó khăn, suy giảm đáng kể về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu vào năm 2009, xuất khẩu da giày Việt Nam đang có những bước khôi phục khá nhờ vào sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… Tính đến hết tháng 7/2010, xuất khẩu nhóm hàng giày dép của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng xuất khẩu các sản phẩm cặp, túi xách, ví, vali, ô dù đạt gần 550 triệu USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 490 triệu USD, tăng 1,6% so với tháng 6. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,98 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm hơn 71% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Bảng: Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam tháng 1/2010

Thị trường Tháng 1 (USD) So T12 (%) So T1/09 (%) EU 194.362.789 -17,7 5,1 Mỹ 94.443.434 -16,5 9,4 CHLB Đức 39.175.859 -6,3 31,8 Anh 38.628.541 -6,5 6,0

Italia 24.127.231 -21,7 2,8 Hà Lan 24.076.828 -27,0 -20,2

Bỉ 21.852.306 -20,2 23,1

Tây Ban Nha 19.344.355 -6,5 -5,2 Nhật Bản 16.136.124 16,4 27,9 Mexico 15.238.098 4,6 50,6 Pháp 13.585.445 -30,5 -0,8 Trung Quốc 8.858.932 -17,3 80,7 Braxin 8.286.833 47,9 615,3 Canada 7.616.853 -25,8 -2,9 Hàn Quốc 7.467.115 4,0 74,7 Panama 6.579.680 38,6 -0,8 áo 4.247.761 -45,8 11,1 Thụy Điển 4.083.947 -27,5 -19,1 Nga 4.024.566 -19,6 3,0 Ôxtraylia 3.730.281 -12,8 46,1 Hồng Kông 3.579.165 -38,9 -7,4 UAE 3.120.220 -8,8 189,3 Nam Phi 2.679.848 13,5 -15,6 Đài Loan 2.437.855 -56,7 45,1 Malaixia 2.101.694 16,3 40,5 Đan Mạch 2.005.571 -27,5 61,7 nguồn tinthuongmai.vn

• Với thuận lợi về thị trường hiện nay, dự kiến xuất khẩu giày dép trong năm 2010 sẽ đạt 5,2 tỷ USD.

- Hiện nay, giày dép của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắp châu lục. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, Australia. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ…

- Dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của nước ta trong 7 tháng là thị trường EU đạt 1,26 tỷ USD, tăng 5,5% và chiếm 45,6% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 747 triệu USD, tăng 22,2%; sang Nhật Bản đạt 95,3 triệu USD, tăng 27,2%; sang Mêxicô đạt 98,9 triệu USD, tăng 28,1%;... so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), đơn hàng xuất khẩu giày dép tại thời điểm này đã tăng 15 – 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, theo các số liệu được công bố các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng đều tăng mạnh như: Braxin đạt 42 triệu USD, tăng 326,6% so với cùng kỳ, chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Ấn Độ đạt 4 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; Đan Mạch đạt 7 triệu USD, tăng 73,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; Indonesia đạt 3,6 triệu USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch.

- Với những chủng loại giày dép vô cùng phong phú và đa dạng về cả kiểu dáng, màu sắc lẫn mẫu mã, thích hợp cho mọi lứa tuổi khác nhau, giày dép xuất khẩu của Việt Nam ngày càng trở nên rất cạnh tranh trên trường quốc tế.

- Về nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu cho ngành dệt may và da giày:

Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 tăng 32,7%. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam tháng 6/2010 đạt 227 triệu USD, giảm 11,8% so với tháng

5/2010 nhưng tăng 42,7% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1,2 tỉ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ, chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 6 tháng đầu năm 2010.

Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về kim ngạch cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010, đạt 307,7 triệu USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ, chiếm 24,9% trong tổng kim ngạch. Đứng thứ hai là Hàn Quốc đạt 218,5 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ, chiếm 17,7% trong tổng kim ngạch. Thứ ba là Đài Loan đạt 209 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch.

Phần lớn các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da giày cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, chỉ duy nhất 2 thị trường có độ suy giảm nhẹ: Singapore đạt 2,5 triệu USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; Braxin đạt 27,4 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ, chiếm 2,2% trong tổng kim ngạch.

Bảng: Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da giày cho Việt Nam 6 tháng

đầu năm 2010

Thị trường Kim ngạch NK

6T/2009 (USD) Kim ngạch NK 6T/2010 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ

Tổng 932.376.629 1.236.932.133 + 32,7 Achentina 11.033.865 15.577.052 + 41,2 Ấn Độ 18.378.193 28.389.197 + 54,5 Braxin 27.754.041 27.358.915 - 1,4 Đài Loan 199.332.724 209.173.767 + 4,9 Hàn Quốc 186.065.882 218.521.297 + 17,4 Hoa Kỳ 28.373.186 60.831.109 + 114,4

Hồng Kông 67.726.512 89.418.320 + 32 Indonesia 9.251.518 14.261.530 + 54,2 Italia 26.024.546 34.537.031 + 32,7 Nhật Bản 57.802.193 60.836.041 + 5,2 Ôxtrâylia 3.726.089 14.839.259 + 298,3 Thái Lan 40.563.472 49.401.215 + 21,8 Trung Quốc 185.797.977 307.707.319 + 65,6

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w