Những thách thức phải đối mặt:

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 91 - 93)

V. XUẤT KHẨU THỦY SẢN.

Những thách thức phải đối mặt:

- Khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm

- Theo nhận định của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc ( FAO), thị trường thủy sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu chưa thật sự thoát khỏi khủng hoảng.Vì thế xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể giảm kim ngạch xuất khẩu.Cụ thể như trong năm 2009:

Nguồn: Bộ Công thương

- Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ năm 2010 gây khó khăn cho người nông dân và Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.

- Sự đấu tranh mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, d0a dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, philippin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

- Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dư luận nông nghiệp 2008 ( Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

- Ngoài ra, năm 2010 các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để giải quyết việc thiếu nguyên liệu nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt.

- Hơn nữa, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống ( để nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến.

- Bên cạnh đó, do yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thủy sản.

- VASEP nhận định tình trạng bỏ nuôi sẽ tái điễn trong năm 2010 và dự báo tỷ lệ sẽ tăng lên 50-60%, thiếu nguyên liệu, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Thị trường cá tra phile tại EU, Mỹ, Nga và nhiều nơi khác hiện gái đứng ở mức 1,7 – 2,9 USD/kg như năm 2009 chứ không tăng, nên không thể nâng giá mua nguyên liệu. Vì thế để giữ được thị trường ổn định và phát triển trong năm 2010 và những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có cái nhìn thận trọng trong việc xuất khẩu thủy sản cũng như phải biết nhận diện những khó khăn trước mắt và lâu dài để đạt kim ngạch xuất khẩu tốt nhất.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w