Tính ổn định trong chất lượng sản phẩm và việc đầu tư để tăng cường chất lượng còn chưa thỏa đáng Trong khi đó, mối liên hệ giữa doanh nghiệp và nông dân còn

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 47 - 49)

còn chưa thỏa đáng. Trong khi đó, mối liên hệ giữa doanh nghiệp và nông dân còn yếu và lỏng lẻo sẽ gây nhiêu rủi ro cho cả hai bên.

4. Giải pháp cho ngành xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

Về phía Nhà nước - Chính phủ:

- Để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh này, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam phải nỗ lực hơn trong các hoạt động như: thường xuyên cập nhật tình hình thị trường, xúc tiến thành lập trung tâm giao dịch, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư sản xuất tại các vùng trồng hồ tiêu.

- Chính Phủ và các Bộ ngành cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý hạn ngạch, quản lý xuất nhập khẩu và thuế quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

- Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng cho hồ tiêu, các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng.

- Vai trò của thông tin thị trường đối với ngành tiêu cũng ngày càng được chú trọng, để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biến của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp :

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về luật pháp quốc tế. Đó là những vấn đề như quy trình, môi trường... và sẽ còn nhiều hạn chế khác mà do không nắm bắt kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại và làm giảm sút tính cạnh tranh.

- Cần đăng ký và xây dựng thương hiệu ở các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp tạo nên những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng…phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

- Người trồng tiêu không nện bán ra ồ ạt trước khi vào mùa thu hoạch như những năm trước và doanh nghiệp phải nên biết điều tiết lượng xuất khẩu, không tranh bán để khách hàng nước ngoài có dịp ép giá.

- Người trồng tiêu và doanh nghiệp phải biết trữ hàng, nắm bắt tình hình, theo dõi sát diễn biến sàn giao dịch hồ tiêu trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ để cập nhật giá bán.

- Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống để phát triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn, việc làm cho người lao động. Đặc biệt phải chú trọng đến việc liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ.

cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như: tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác các chuỗi liên kết, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp, chủ động đàm phán với khách hàng, từ có hy vọng nhận được sự chia sẻ bớt khó khăn của bạn hàng thông qua việc tăng giá mua hàng.

- Các doanh nghiệp cần tính toán cẩn thẩn trước khi kí kết đơn hàng để không bị động trong sản xuất. Không nên “ ôm ” nhiều đơn hàng, nếu không chủ động được nguồn lao động. Ngoài ra, trong thời gian tới, giá cả sẽ theo xu hướng tăng hơn, nên việc nghiên cứu kỹ các hợp đồng sớm sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng bị bán hớ.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 47 - 49)