Những thuận lợi của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 108 - 109)

VI. XUẤT KHẨU DỆT MAY.

Những thuận lợi của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam.

- Gia nhập WTO Việt Nam có điều kiện hội nhấp sâu vào nền kinh tế thế giới,thu hút đầu tư nước ngoài,phát triển kinh tế,đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương mại về hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ đã được dỡ bỏ.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may việt nam không ngừng được gia tăng qua các năm 2003,kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD ,thì nay sang năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta là 9,06 tỷ USD.6 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 tỷ ,tăng 20% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,6 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

- Hiên nay Hoa Kì là thị trường lớn nhất của Việt Nam,chiém 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%,Nhật Bản là 9%.

- Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục,hoật động mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu Á khác cũng khá tốt. kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường đều có mức tăng trưởng cao.

- Tại thị trường Nhật Bản, sau khi Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản có hiệu lực từ tháng 1/2009, hàng may mặc được miễn thuế nên đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này .

- Như vậy, ngành dệt may đang ăn nên làm ra, với đơn đặt hàng khá dồi dào, không lo về đầu ra. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng và sản phẩm.

Một phần của tài liệu báo cáo: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam pdf (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w