2.4.1.1. Điểm mạnh về quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nhà trường đã tách bộ phận khảo thí từ phòng đào tạo để thành lập phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng. Xây dựng xong chức năng nhiệm vụ cho phòng, mặc dù mới được thành lập từ tháng 8 năm 2011, nhưng đến nay phòng khảo thí đã từng bước đi vào hoạt động và mở rộng thêm quy mô, biên chế nhân sự.
- Trường đã trang bị phòng chấm thi cho giáo viên với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chấm thi và hệ thống máy tính có nối mạng để giáo viên vào điểm và truy cập, tìm kiếm thông tin.
- Xây dựng và đang hoàn thiện quy trình chấm thi, nộp điểm, vào điểm, quản lý điểm, lưu trữ bài thi và điểm thi cho sinh viên hệ vừa làm vừa học.
- Cử cán bộ của phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng tham gia các buổi hội thảo, tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng.
- Cử cán bộ trực (cả buổi tối) để thu bài thi của sinh viên hệ vừa làm vừa học.
- Hệ thống phần mềm quản lý đào tạo đang được từng bước hoàn thiện để thuận lợi cho việc quản lý, đánh giá và xử lý kịp thời kết quả học tập của sinh viên.
2.4.1.2 Hạn chế về quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
+ Kiểm tra đánh giá chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất. Quan niệm kiểm tra đánh giá tùy thuộc vào kinh nghiệm và cách làm riêng của mỗi giảng viên, chưa có sự thống nhất ở bộ môn do đó khó đạt được sự công bằng.
+ Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá chưa thực sự phù hợp và hiệu quả + Chưa chú trọng tới thông tin phản hồi của kiểm tra đánh giá. Kết quả của kiểm tra đánh giá ít tác dụng đối với cải tiến giảng dạy của giảng viên, thái độ học tập của sinh viên và cải tiến chất lượng đào tạo của Nhà trường.
+ Còn tồn tại các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.
- Hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học chưa khoa học.
+ Chưa có bộ phận chuyên trách về kiểm tra đánh giá.
+ Các cán bộ quản lý, giảng viên chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng về kiểm tra đánh giá.
+ Quản lý thực hiện kiểm tra đánh giá chưa khoa học, hiệu quả và sát sao. + Kết quả của kiểm tra, thi chưa liên thông giữa các ngành, các khoa, chưa tạo điều kiện cho sinh viên được thi ở các lớp và khoa khác trong trường hợp môn thi có cùng nội dung và khối lượng kiến thức. Gây lãng phí nhân lực và và thời gian.
+ Do việc tổ chức thi độc lập nên không thể so sánh được kết quả học tập của sinh viên giữa các lớp, các ngành với nhau.
- Giáo viên chưa kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiệu quả + Chưa sử dụng kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá
+ Kết quả của việc kiểm tra đánh giá vẫn chỉ dùng để xếp loại sinh viên nên chưa phát huy hết giá trị.
- Sinh viên chưa hiểu đầy đủ và chính xác về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. + Nhiều sinh viên chưa hiểu được vai trò và lợi ích của kiểm tra đánh giá mang lại trong quá trình học tập.
+ Một số sinh viên tham gia kiểm tra đánh giá chưa nghiêm túc.
+ Sinh viên chưa biết sử dụng kết quả của kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động học của mình.