Mục tiêu đào tạo của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 47 - 49)

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển đến nay, Trường đại học Kiến trúc đã trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển khác nhau gắn liền với những bước thăng trầm của đất nước. Với mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển đều có 1 mục tiêu nhất định để phù hợp với tình hình thực tế đào tạo.

- Thời kỳ 1969- 1979: là thời kỳ đầu xây dựng, lúc này Mỹ đang tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày một ác liệt, Trường phải đi sơ tán liên tục qua nhiều địa điểm. Mục tiêu phấn đấu là: “Xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, động cơ và thái độ học tập đúng đắn, khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch học tập; bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập, nhanh chóng xác định mục tiêu chương trình đào tạo các ngành trong trường; thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học được Bộ giao”.

- Thời kỳ 1979- 1991: Thời kỳ mở rộng của Trường. Mục tiêu trước mắt là khẳng định vị trí của Trường trong xã hội, phát huy vai trò trung tâm đào tạo cán bộ đại học và trên đại học, trung tâm khoa học của ngành.

- Thời kỳ 1991- 2000: Thời kỳ đổi mới và phát triển

Tháng 2/1991 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX đề ra mục tiêu phát triển hội nhập và chương trình công tác gồm:

+ Cải tiến tổ chức bộ máy phù hợp với nhiệm vụ của giai đoạn;

+ Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy;

+ Tổ chức hợp tác liên kết đào tạo với các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ và mở rộng địa bàn hoạt động cho cán bộ giảng dạy;

+ Hình thành và mở rộng đào tạo sau đại học;

+ Duy trì các hoạt động lao động sản xuất thích hợp; + Nâng cấp cơ sở vật chất của Trường.

- Thời kỳ 2001- 2006: Thời kỳ trên đường tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập và phát triển bền vững:

Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV (2004- 2006) đề ra 3 mục tiêu:

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc học, ngành học, phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành và của đất nước, tiến tới hội nhập; + Xây dựng và phát huy tốt khả năng tự chủ, bao gồm tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức giảng dạy và học tập, về nội dung chương trình đào tạo và tài chính.

+ Tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và chuyển giao công nghệ, các hoạt động đoàn thể nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho đào tạo.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Nhà trường đã xây dựng 6 chương trình, đề án công tác trọng tâm về tự chủ tài chính, về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đào tạo, về đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác Quốc tế, về đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất của Trường.

- Thời kỳ 2006- 2010: Đại hội đảng Bộ trường lần thứ XV đề ra Mục tiêu tổng quát “Phát huy truyền thống đoàn kết, trên cơ sở chấp hành tốt các quy định của Pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, mở rộng dân chủ, giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; Phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình và đề án công tác trọng tâm của Nhà trường; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch hằng năm, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất- dịch vụ và chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập Quốc tế và nhu cầu của xã hội”.

+ Đáp ứng nguồn nhân lực chuyên môn về số lượng và chất lượng cho ngành Xây dựng và các ngành kinh tế khác

+ Tạo lập cơ hội học tập phong phú, đa dạng liên thông cho tất cả người học, tạo điều kiện để người học phát huy tối đa tiềm năng.

+ Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, tiên tiến, gắn kết chặt chẽ đào tạo với Nghiên cứu khoa học hướng tới hội nhập quốc tế.

+ Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đạt trình độ khu vực, đồng thời thu hút nhân tài trong giảng dạy và Nghiên cứu khoa học.

+ Tạo môi trường tốt về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao.

+ Gắn kết chặt chẽ giữa công tác giảng dạy và lao động sản xuất, khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ kiến thức thực tiễn trong công tác giảng dạy.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 47 - 49)