Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy trình cho đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 82 - 91)

của sinh viên hệ vừa làm vừa học

Mục đích: Giúp trưởng bộ môn và giáo viên các bộ môn xây dựng kế hoạch và quy trình đánh giá cho bộ môn mình, thực hiện kế hoạch và quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học nhằm đảm bảo chất lượng.

Khi các bộ môn đã thực hiện được quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách khoa học thì việc quản lý quy trình đánh giá sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nội dung thực hiện:

Hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sẽ đạt hiệu quả và đảm bảo chất lượng nếu tuân thủ theo một quy trình khoa học, cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các môn học - Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn

CÁC BIỆN PHÁP

CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNH CHO ĐÁNH GIÁ KẾT

QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÓ ĐỦ NẰNG LỰC ĐÁNH GIÁ

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH

- Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Điều kiện để xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Hoạt động kiểm tra đánh giá nói chung và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng cung cấp thông tin về sản phẩm đào tạo, cho biết quá trình đào tạo có đạt được mục tiêu hay không và cung cấp những thông tin hữu ích khác về quá trình này giúp cho các nhà quản lý có các điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được chất lượng đào tạo. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ đảm bảo chất lượng khi nó tuân thủ một quy trình thật sự khoa học. Việc quản lý và thực hiện kiểm tra đánh giá sẽ dễ dàng, chặt chẽ và hiệu quả.

3.2.1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các môn học

Mục đích sẽ giúp cho Ban Giám hiệu, Trưởng bộ môn, các giáo viên và sinh viên hệ vừa làm vừa học có được kế hoạch tổng thể và cụ thể cho hoạt động kiểm tra đánh giá của cả năm học. Trên cơ sở đó việc tổ chức hoạt động sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Để thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá một cách toàn diện, cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả, trước tiên các kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từ tổng thể đến kế hoạch chi tiết, đó là:

Kế hoạch tổ chức khảo sát

Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi Kế hoạch tổ chức thực hiện

Kế hoạch chấm, trả bài Kế hoạch xử lý kết quả thi Kế hoạch kiểm tra giám sát

Trên cơ sở phân phối chương trình của môn học. Ban Giám Hiệu kết hợp với các trưởng bộ môn và kết quả khảo sát đầu năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng môn học.Trên cơ sở đó giáo viên bộ môn sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng lớp và trình duyệt với Hiệu phó phụ trách đào tạo. Khi đã chính thức được duyệt, đó sẽ là văn bản pháp lý để giáo viên thực hiện kế hoạch trong năm học.

Xây dựng kế hoạch cho giáo viên soạn câu hỏi kiểm tra và duyệt trước khi thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra được dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

Chương trình học của môn học đó, áp dụng cho đối tượng sinh viên hệ vừa làm vừa học. Số lần kiểm tra tối thiểu và chỉ tiêu chất lượng văn hóa của môn học đó.

Để công tác kiểm tra đánh giá thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, trong đó chú trọng việc khuyến khích, động viên sinh viên tiến bộ trong học tập, thì việc xây dựng kế hoạch này là vô cùng quan trọng, tùy thuộc vào các đối tượng sinh viên khác nhau để điều chỉnh kế hoạch, về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá bao gồm:

- Xác định mục tiêu cần đạt được của mỗi môn học ứng với từng đơn vị nội dung được dạy trong một đơn vị thời gian.

- Tổng hợp mục tiêu cần đạt được cho cả môn học ứng với các đơn vị thời gian - Dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp.

Bảng 3.1 Kế hoạch kiểm tra đánh giá

Ví dụ: Bài kiểm tra giữa kỳ

Môn học: Nguyên lý thiết kế kiến trúc công trình Lớp học: TC2011X-HN Thời gian thực hiện Mục tiêu kiểm tra Hình thức kiểm tra Đối tƣợng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thể hiện trong vòng 1 tháng, tại nhà

Kiểm tra kiến thức cơ bản về thiết kế các thể loại công trình: nhà ở, công trình công cộng, công trình công nghiệp Thiết kế một bản vẽ trên khổ giấy A1

Sinh viên hệ Vừa làm vừa học năm thứ 2 ngành Xây dựng dân dụng & Công nghiệp

- Điểm quá trình: 3/10

3.2.1.2. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn học

Quy trình chính là hệ thống các chuẩn được xây dựng để đạt được mục đích đề ra. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cuối mỗi bước đều có tiêu chí đánh giá, khi đạt được tiêu chí của các bước đó mới được chuyển sang bước tiếp theo. Do đó, việc xây dựng quy trình đánh giá và thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá theo quy trình là yếu tố quyết định chất lượng kiểm tra đánh giá.

Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên gồm các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra đánh giá

Bước 2: Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá

Bước 3: Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra đánh giá Bước 4: Viết soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá

Bước 5: Tổ hợp thành đề kiểm tra

Bước 6: Phân tích câu hỏi kiểm tra đánh giá Bước 7: Tổ chức in đề kiểm tra đánh giá Bước 8: Tổ chức, chỉ đạo chấm bài Bước 9: Nhận xét bài làm của sinh viên Bước 10: Trả bài nhận xét và lên điểm

Dưới đây là các công tác mà Nhà trường cần áp dụng để đảm bảo phương pháp đánh giá phù hợp và hiệu quả

Bước 1: Tổ chức, chỉ đạo xây dựng mục tiêu môn học

Mục tiêu là cái mốc cơ bản để thiết kế chương trình đào tạo, xác định nội dung đào tạo và định hướng cho việc tìm ra các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá phù hợp. Xác định mục tiêu môn học, bài học là khâu đầu tiên của quy trình đào tạo, là khâu quan trọng không thể thiếu nhằm mô tả các hoạt động, hành vi mà người học chiếm lĩnh được. Chính vì vậy, tất cả các môn học và ngành học cần phải có mục tiêu cụ thể và thống nhất:

Sơ đồ 3.2. Mục tiêu môn học

Mục tiêu môn học Nhận thức Kỹ năng Thái độ (Bao gồm các bậc) - Nhớ - Hiểu - Áp dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá (Bao gồm các cấp độ) - Bắt chước - Thao tác - Chuẩn hóa - Phối hợp - Tự động hóa ( Bao gồm) - Chấp nhận - Đáp ứng - Đánh giá - Ý thức tổ chức - Biểu thị tính cách

Việc xác định chính xác, tường minh mục tiêu môn học, bài học giúp giáo viên xác định được mục tiêu kiểm tra đánh giá đó là:

- Miêu tả và xếp loại kết quả học tập của sinh viên - Tạo động cơ học tập cho sinh viên

- Điều chỉnh hoạt động dạy- học

Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp

Hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng bộ môn, và yêu cầu cần đạt được: Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Cần xác định hình thức đánh giá cụ thể cho từng môn học như sau:

Bảng 3.2. Hình thức kiểm tra đánh giá các môn học trong chƣơng trình

TT Hình thức Kiểm tra - Đánh giá Các môn khoa học xã hội Các môn khoa học tự nhiên Môn học thực hành

1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên

Viết luận- vấn đáp Tự luận- bài tập Bài tập lớn 2 Đánh giá học phần Vấn đáp Tự luận, Trắc

nghiệm khách quan

Đồ án Bài tập lớn

Bảng 3.3 Hình thức kiểm tra đánh giá môn Ngoại ngữ TT Hình thức Kiểm tra đánh giá Môn Tiếng Anh

1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên Trắc nghiệm khách quan -Vấn đáp 2 Đánh giá học phần Trắc nghiệm khách quan- Vấn đáp

Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá khi được áp dụng cho môn học, phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập cho sinh viên, đó là tính chủ động, sáng tạo trong học tập và khuyến khích sinh viên thể hiện hết năng lực của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi lựa chọn và áp dụng phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập cần kiểm chứng mức độ hiệu quả của nó để rút ra kinh nghiệm, thay đổi để phù hợp nhằm đạt mục đích cuối cùng là xác định chính xác kết quả học tập của sinh viên.

Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá

Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn môn học. Các bộ môn tổ chức thảo luận các nội dung cần được kiểm tra đánh giá cho các lần kiểm tra, nội dung của các lần kiểm tra phải tổng quát được toàn bộ các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ và phải phù hợp với từng nhóm chuyên môn.

Khi xây dựng nội dung kiểm tra cần chú ý:

+ Chương trình học đối với từng lớp: ngắn hạn hay dài hạn

+ Đối tượng sinh viên hệ vừa làm vừa học: để tổ chức xây dựng số lần kiểm tra cụ thể và nội dung trong các lần kiểm tra cho phù hợp.

Bước 4: Tổ chức chỉ đạo viết câu hỏi kiểm tra đánh giá

Trên cơ sở mục tiêu môn học, trên cơ sở các nội dung cần được kiểm tra đánh giá. Nhà trường sẽ yêu cầu giáo viên viết soạn câu hỏi kiểm tra cho nội dung môn học theo bậc nhận thức của Bloom.

Câu hỏi kiểm tra bậc 1: Đây là dạng câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ nhớ, hiểu của người học. Câu hỏi dạng này sẽ được xây dựng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tập trung vào việc kiểm tra độ hiểu lý thuyết của người học. Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết sẽ khuyến khích sinh viên nhớ, hiểu nội dung của bài học mà không cần phải học thuộc lòng.

Câu hỏi kiểm tra bậc 2: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra năng lực nhận thức của người học ở các mức độ: áp dụng, phân tích, tổng hợp. Các câu hỏi kiểm tra đánh giá bậc 2 thường là các câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận sẽ có tác dụng kiểm tra năng lực vận dụng, phân tích và tổng hợp để có thể có được câu trả lời đúng.

Câu hỏi tự luận sẽ kiểm tra năng lực phân tích, tổng hợp, khả năng viết, sử dụng ngôn từ, kiến thức.

Câu hỏi kiểm tra bậc 3: Những câu hỏi ở bậc 3 nhằm kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ đánh giá của sinh viên. Đây là năng lực đặc biệt, các câu hỏi ở bậc 3 thường là các câu hỏi khó, để làm được những câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức, có tính sáng tạo và năng lực đánh giá.

Kỹ năng xây dựng cấu trúc đề và viết câu hỏi kiểm tra đánh giá của giáo viên là yếu tố vô cùng quan trọng, vì câu hỏi này chính là công cụ, là thước đo để kiểm tra mức độ đạt được các mục tiêu trong các nội dung cần kiểm tra đánh giá. Chính vì thế công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng cấu trúc đề, viết câu hỏi kiểm tra đánh giá cho giáo viên là việc làm rất cần thiết. Nhà trường cần tập trung các nội dung bồi dưỡng sau:

- Xây dựng cấu trúc đề kiểm tra cho từng bộ môn

- Nội dung trọng tâm để xây dựng và viết câu hỏi kiểm tra - Xác định đối tượng kiểm tra

- Kỹ năng viết soạn câu hỏi bậc 1, bậc 2 và bậc 3

Bước 5: Tổ chức tổ hợp thành đề kiểm tra

Sau khi giáo viên hoàn thành việc viết soạn câu hỏi kiểm tra theo từng nội dung. Trưởng bộ môn sẽ nhóm lại thành đề kiểm tra hoàn chỉnh, theo dàn bài kiểm tra đã được phê duyệt.

Bảng 3.4. Mẫu dàn bài các bài kiểm tra

Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng

Nội dung 1 2 1 1 4

Nội dung 2 2 2 2 6

Nội dung n n1 n2 n3 ns

Cộng ns1 ns2 ns3 nsn

Trong đó n1 là số câu cho nội dung n1, n2 là số câu cho nội dung n2, n3 là số câu cho nội dung n3, ns là tổng số câu của nội dung n. ns1 là tổng số câu của nội dung bậc 1, ns2 là tổng số câu của nội dung bậc 2 và ns3 là tổng câu của nội dung bậc 3 và nsn là tổng số câu cho toàn bài kiểm tra. Ví dụ đối với môn hóa tổng số câu trắc nghiệm cho bài kiểm tra học phần là 50 câu.

Bước 6: Tổ chức phân tích đề kiểm tra

Sau khi hoàn chỉnh một đề kiểm tra, trưởng bộ môn cùng các giáo viên trong bộ môn phân tích đề kiểm tra đó, theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo số câu cho các nội dung kiểm tra - Đảm bảo các nội dung trong dàn bài

- Đảm bảo việc điều chỉnh phù hợp cho đối tượng kiểm tra

Đây là giai đoạn thẩm định để theo thang bậc nhận thức. Tuyệt đối không được hiểu sai các thang bậc nhận thức, việc hiểu sai sẽ dẫn đến số câu hỏi cho các bậc sẽ sai và dẫn đến số câu hỏi cho các bậc không còn theo dàn bài nữa, việc đó dẫn đến việc sẽ thu được kết quả sai trong đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 7: Tổ chức in sao đề kiểm tra, đóng gói và niêm phong

Sau khi các đề kiểm tra được tổ chức phản biện và đánh giá, Ban Giám hiệu sẽ ký duyệt và chuyển các đề thi cho bộ phận khảo thí chịu trách nhiệm bảo mật. Căn cứ theo kế hoạch thi, một ngày trước buổi thi, phòng khảo thí sẽ có trách nhiệm bốc thăm để chọn ra một đề và in sao đề theo số lượng sinh viên từng lớp, đóng gói theo từng túi đựng đề thi và dán niêm phong. Đến buổi thi sẽ tổ chức thi theo lịch.

Bước 8: Tổ chức coi thi

Thực hiện theo lịch thi do phòng Đào tạo xếp từ đầu học kỳ; Phòng khảo thí lập danh sách cán bộ coi thi cho môn đó tùy theo số lớp để lấy lượng cán bộ coi thi hợp lý, 02 cán bộ coi thi/lớp.

Đối với môn thi lý thuyết, Nhà trường khuyến khích thi vấn đáp và theo lịch thi sẽ cử giáo viên khác của bộ môn đến hỏi thi và chấm điểm thi cho lớp.

Loại hình bài tập lớn và đồ án môn học, tổ chức cho sinh viên bảo vệ đồ án môn học theo các tiểu ban và do giáo viên dạy lớp khác cùng bộ môn đến hỏi đồ án và chấm điểm học phần cho môn học đó.

Môn thi tự luận và trắc nghiệm, mỗi phòng thi sẽ cử một cán bộ phòng ban

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 82 - 91)