Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 106 - 121)

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được tác giả đề xuất, Chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của các tổ trưởng bộ môn, giáo viên và một số cán bộ quản lý trong trường. Tổng số người xin ý kiến là 50 người, tổng hợp các ý kiến có được kết quả như sau: Số người được hỏi 50

Số người trả lời 50

Kết quả đạt được thể hiện qua bảng 3.7

Bảng 3.7.Kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

T T Nội dung Mức độ cần thiết ý kiến đồng ý (%) Tính khả thi ý kiến đồng ý (%) Rất cần Cần Không cần Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy trình cho đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học.

39 78 % 11 22% ơ 0 27 54% 23 46% 0 2

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về đánh giá kết quả học tập 32 64% 17 34% 1 2% 25 50% 24 48% 1 2% 3

Xây dựng đội ngũ có đủ năng

lực đánh giá. 37 74% 13 26% 0 29 58% 21 42% 0 4 Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong đánh giá 26 52% 24 48% 0 26 52% 18 36% 6 12%

Với số liệu tổng hợp kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong thời gian tới là rất cần thiết, với 3 nhóm biện pháp nói trên được đưa ra khảo sát, kết quả cho thấy ở biện pháp 1 (Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy trình cho đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học.) và biện pháp 3 (Xây dựng đội ngũ có đủ năng lực đánh giá)

100% đều cho rằng rất cần thiết, cần thiết, rất khả thi và khả thi. Với biện pháp 2

học tập) thì chỉ có 2% là cho rằng không cần thiết và không khả thi còn lại 98% số người được hỏi cho rằng rất cần thiết, cần thiết và rất khả thi, khả thi. Với biện pháp 4 (Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá) chỉ có 12% số người được hỏi cho rằng không khả thi, còn 100% cho rằng rất cần thiết và cần thiết, 88% cho rằng rất khả thi và khả thi.

[ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Rất cần thiết Cần thiết Rất khả thi Khả thi

BP1 BP2 BP3 BP4

Hình 3.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Với biện pháp thứ nhất: “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy trình cho đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học.” Biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao, bởi vì trong bất cứ hoạt động mang tính khoa học nào cũng cần phải có kế hoạch cụ thể. Là một trong những biện pháp rất cần thiết để công tác đánh giá thực hiện thành công, thực hiện đúng. Nếu được sự quan tâm và chỉ đạo của Ban Giám hiệu trong việc lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học,

- 78% cho là rất cần thiết, 22% cho là cần thiết - 54% cho là rất khả thi, 46% cho là khả thi

Với biện pháp thứ hai: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về đánh giá kết quả học tập” Muốn hoạt động đánh giá thành công thì cần phải tập huấn và nâng cao nhận thức cho những người trực tiếp tham gia. Biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao, bởi dễ thực hiện và triển khai, chỉ cần Nhà trường có kế hoạch và quan tâm là triển khai được.

- 64% cho là rất cần thiết, 34% cho là cần thiết - 50% cho là rất khả thi,48% cho là khả thi

Với biện pháp thứ ba: “Xây dựng đội ngũ có đủ năng lực đánh giá”

Biện pháp này được đông đảo giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, đây là công việc rất thiết thực đối với mỗi thành viên khi tham gia vào đội ngũ đánh giá, họ đều muốn được tập huấn các kỹ năng cơ bản của đánh giá.

- 74% cho là rất cần thiết, 26% cho là cần thiết - 58% cho là rất khả thi,42% cho là khả thi

Với biện pháp thứ tƣ: “(Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá”Đây là biện pháp cần được quan tâm và đầu tư đồng bộ cả về con người và máy móc trang thiết bị. Biện pháp này rất cần thiết và có tính khả thi cao, nếu áp dụng được công nghệ thông tin vào trong quá trình chấm và quản lý điểm thì sẽ rất thuận lợi cho giáo viên, nhà quản lý và cả sinh viên, giải phóng được nhiều thời gian cho giáo viên khi vào điểm, tính điểm, khi muốn tra cứu điểm của sinh viên và sử dụng kết quả điểm để xử lý kết quả học tập của nhà quản lý và hoạt động kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn 12 % số người được hỏi cho rằng biện pháp này không khả thi, có lẽ là do họ vẫn còn nghi ngờ vào kết quả của việc triển khải và ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học.

- 52 % cho là rất cần thiết, 48% cho là cần thiết - 52% cho là rất khả thi, 26% cho là khả thi

Tiểu kết chƣơng 3

Các biện pháp được đề xuất trong chương 3 là:

- Biện pháp thứ nhất: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy trình cho đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học.

- Biện pháp thứ hai: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về đánh giá kết quả học tập

- Biện pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ có đủ năng lực đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biện pháp thứ tư:Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá Các biện pháp nêu trên đã được lấy ý kiến thăm dò từ 50 cán bộ quản lý, giáo viên và tổ trưởng bộ môn về mức độ cần thiết và tính khả thi của nó. Kết quả đã được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Và các biện pháp này sẽ luôn được kiểm chứng và điều chỉnh để đạt được yêu cầu của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

Tổng kết được một số cơ sở lý luận về đánh giá và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, các khái niệm về đánh giá kết quả học tập. Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá dưới góc nhìn của nhà quản lý. Đây là chương làm nổi bật các ưu, khuyết điểm của hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, bản chất của đánh giá trong quá trình dạy học, từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn trong hoạt động kiểm tra đánh giá tại Nhà trường.

Luận văn đã khảo sát, mô tả về thực trạng hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học ở Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, từ đó rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu của công tác này để đề xuất các biện pháp khắc phục.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản lý, nhằm tổ chức tốt hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Nhà trường như sau:

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy trình cho đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về đánh giá kết quả học tập

- Xây dựng đội ngũ có đủ năng lực đánh giá

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá

Các biện pháp trên đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Các biện pháp này đã được lấy ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả khảo sát đã cho thấy mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tuy nhiên các biện pháp nêu trên cần được thực hiện nghiêm túc và khoa học hơn để đạt được mục tiêu đề ra.

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại các Trường đại học đề nghị Bộ:

+ Điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và kỹ năng kiểm tra đánh giá để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

+ Cần có các hướng dẫn mở để các trường Đại học tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với từng ngành và đối tượng đào tạo.

+ Quy chế đào tạo cần nhấn mạnh đến chủ trương liên thông trong công tác kiểm tra, đánh giá.

2.2. Đối với Trường đại học Kiến trúc Hà Nội

Tiếp tục xây dựng, khai thác và nhanh chóng hoàn thiện để đưa phần mềm quản lý đào tạo, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá vào sử dụng một cách hiệu quả. Trong quá trình sử dụng phải phù hợp với nhiều hình thức đào tạo của Nhà trường để các thủ tục từ đăng ký dự thi, liên hệ giữa các đơn vị, đăng nhập thông tin, vào điểm của giáo viên cũng như tra cứu thông tin và điểm của sinh viên phải được tiến hành thuận lợi ở mọi nơi và mọi lúc. Việc tính kết quả điểm, kết quả xử lý cũng đều được thực hiện nhanh chóng bằng phần mềm có nối mạng.

Có kế hoạch đầu tư kinh phí thích hợp để:

+ Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá thống nhất, phù hợp quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và điều kiện thực tế của Nhà trường.

+ Xây dựng, quản lý, khai thác ngân hành đề thi có hiệu quả

+ Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra, đánh giá.

+ Phương thức tổ chức kiểm tra, đánh giá cần được khảo sát và đánh giá, rút kinh nghiệm theo định kỳ.

+ Kết quả của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần được sử dụng để hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy và quản lý.

+ Kiện toàn, nâng cấp bộ phận khảo thí và đảm bảo chất lượng của Nhà trường nhằm đáp ứng các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập của sinh viên ngày một tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Văn bản, văn kiện

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, (Ban hành theo QĐ số 36/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 28/6/2007.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học, 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010. NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.

4. Luật Giáo dục. NXB Lao động- Xã hội. Hà Nội 2007.

Tác giả, tác phẩm

5. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, Tập bài giảng2011.

6. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá thực trạng kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực. Lấy từ trang Web theo địa chỉ

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/hoithao/VNHOC.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận quản lý nhà trường, tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm- ĐHQGHN, 2003.

8. Ngô Thị Kim Dung. Đổi mới công tác Kiểm tra- đánh giá tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, Đề tài NCKH cấp Trường 2010.

9. Vũ Cao Đàm. Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học (tái bản lần 2). Nhà xuất bản Giáo dục , 2009.

10. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thể kỷ 21.

NXB Giáo dục Việt Nam,2010.

11. Cấn Thị Thanh Hƣơng -Vƣơng Thị Phƣơng Thảo. “Nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập bậc đại học”, Đề tài NCKH cấp trườngĐHQG 9/2008.

12. Phạm Minh Hạc. “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia. 12/1996.

13. Nguyễn Trọng Hậu. Tập Bài giảng Đại cương khoa học quản lý giáo dục.

14. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc. Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Chương trình khoa học cấp nhà nước KX-07-08,

Hà Nội 1996.

15. Trần Kiều (Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp Bộ) “ Nghiên cứu xây dựng phương thức và một số bộ công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”, mã số B2003-49-45TD,Viện chiến lược và chương trình giáo dục. 2005

16. Đặng Bá Lãm. Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học , NXB Giáo dục, 2003.

17. Dƣơng Thiệu Tống. Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Trường ĐH Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

18. Lâm Quang Thiệp. Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH, 2005

19.Trƣờng ĐH Kiến trúc Hà Nội. “ Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hình thức Vừa làm vừa học”. Tài liệu lưu hành nội bộ Ban hành theo Quyết định số 36/2007/QĐ BGD-ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ GD & ĐT”, 2008.

20. Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Báo cáo tự đánh giá, Tháng 6/2007

21. Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đề án phát triển Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Giai đoạn 2012- 2015. Tháng 6/2012

Tài liệu nƣớc ngoài

22. Benjamin S. Bloom, George F. Madaus anh J. Thomas Hastings. Evaluation to Improve Learning, by McGraw-Hill Book Company, New York, (1971, 2th copyright 1981).

23. T.N Postlethwaite (2004). Monitoring Educational Achivement, Paris 2004; UNESCO: International Instute for Education Planning.

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên của Trường ĐH Kiến trúc HN)

Để nâng cao chất lượng Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tất cả các thông tin thu được qua phiếu điều tra này sẽ phục vụ vào công tác nghiên cứu khoa học. Xin các quý thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Bằng cách đánh dấu vào các ô lựa chọn theo mức đánh giá sau.

1. Theo Anh (Chị) trong quá trình dạy và học việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập có quan trọng không ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Rất quan trọng

b. Quan trọng

c. Không quan trọng 2. Việc Kiểm tra- đánh giá có được tiến hành thường xuyên, liên tục không? a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên

c. Không thường xuyên 3. Theo Anh (Chị) hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nào là phù hợp nhất với sinh viên hiện nay cho các môn học lý thuyết ? a. Vấn đáp

b. Trắc nghiệm

c. Tự luận

4. Các bài kiểm tra, bài thi có phù hợp với kiến thức và nội dung trọng tâm của môn học không ?

a. Rất phù hợp b. Phù hợp

c. Không phù hợp

5. Việc kiểm tra- đánh giá đối với các môn học như: Đồ án, Bài tập lớn,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 106 - 121)