Thực trạng việc kiểm tra, thanh tra của Nhà trường trong hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 74 - 76)

Bên cạnh các yếu tố về con người, yếu tố về trang thiết bị cũng rất quan trọng. Mặc dù đã trang bị gần 10 chiếc máy tính có nối mạng tại phòng chấm thi để phục vụ các thầy cô trong việc đăng nhập điểm. Nhưng cũng cần phải được trang bị ở một vài nơi trong các sảnh hoặc nơi phòng nghỉ giáo viên, để giáo viên hoặc sinh viên hệ vừa làm vừa học có thể thuận tiện trong việc đăng nhập, cập nhật thông tin hay kiểm tra lịch học, lich thi vào buổi tối.

2.3.5 Thực trạng việc kiểm tra, thanh tra của Nhà trường trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên giá kết quả học tập của sinh viên

Với câu hỏi của chúng tôi “ Công tác kiểm tra, thanh tra của Trường trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên như thế nào?” Chúng tôi nhận được kết quả sau:

Bảng 2.10 Công tác kiểm tra, thanh tra của Nhà trƣờng trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

TT

Ý kiến đánh giá Cán bộ quản lý và Giáo viên

Số lƣợng %

1 Rất tốt 7 15.22

2 Tốt 9 19.57

3 Chưa tốt 27 58.7

4 Ý kiến khác 3 6.52

Với số lượng 15.22% cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy cho hệ vừa làm vừa học được hỏi trả lời là rất tốt, 19.57% trả lời tốt, 6.52% trả lời ý kiến khác và có đến 58.7% cán bộ quản lý và giáo viên đã trả lời là công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà trường trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học chưa tốt. Chính vì việc kiểm tra, thanh tra chưa hiệu quả nên dẫn đến giáo viên và sinh viên chưa tự giác thực hiện trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Do đó, kết quả của đánh giá chưa chính xác.

Hằng tuần, dựa vào thời khóa biểu và kế hoạch phân công giảng dạy, lịch thi của các lớp trong Trường. Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng cử cán bộ thanh tra đi kiểm tra việc lên lớp của các giáo viên và thực hiện lịch thi có đúng hay không, sau đó làm báo cáo và gửi về các khoa, bộ môn để nhắc nhở giáo viên. Nhưng hầu như chỉ dừng lại ở đó mà không có thêm biện pháp thưởng phạt hay khiển trách nào. Công tác thanh tra này hoàn toàn chỉ mang tính hình thức, thực chất là điểm danh giáo viên có lên lớp đúng giờ hay bỏ giờ chứ không phải là quản lý về chất lượng, nội dung bài dạy hay kiểm tra về quy trình và hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Do đó giáo viên sẽ tìm cách đối phó với việc điểm danh chứ không phải là tạo động lực để họ cải tiến phương pháp giảng dạy.

Đối với việc ra đề thi kiểm tra giữa kỳ, thi hết môn cho sinh viên hệ vừa làm vừa học, đều do giáo viên hoặc trưởng bộ môn tự ra đề và coi thi. Nhà trường không quản lý được nội dung và mục tiêu của đề thi. Thang điểm chấm cũng do giáo viên hoặc bộ môn đưa ra, tự coi thi và chấm. Mặc dù đã có lịch thi do phòng đào tạo xếp từ đầu kỳ và thông báo rộng rãi đến bộ môn, khoa và sinh viên, nhưng vẫn có một số giáo viên tự thay đổi lịch thi, dẫn đến tình trạng gây ảnh hưởng đến một số sinh viên, do nghỉ buổi trước hoặc các sinh viên học lại, không biết lịch thi bị đổi. Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng khi đi kiểm tra không thấy lớp thi mới phát hiện ra là giáo viên đã cho thi trước hoặc hoãn lùi ngày thi cho cả lớp.

Theo kết quả điều tra, khi đưa ra câu hỏi “ Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên như thế nào?” thì 17.39 % cán bộ quản lý và giáo viên trả lời là rất khách quan, 82,61% trả lời là khách quan. Đối với sinh viên thì 33.78% trả lời là rất khách quan, 51.35% trả lời khách quan và 14, 9% là chưa khách quan. Với số liệu như trên có thể thấy rằng cả giáo viên, cán bộ quản lý và sinh viên đều thấy việc đánh giá kết quả học tập của giáo viên là tốt, là phép so sánh tương đối giữa các bài kiểm tra trong cùng một lớp, giữa đề bài giáo viên ra với khả năng trả bài của sinh viên. Còn nếu nhìn về tổng thể công tác ra đề và chấm điểm của cả khóa, của toàn trường thì rất khó để đánh giá. Bởi vì việc chấm thi các môn tự luận, mặc dù bài thi đã được rọc phách nhưng Nhà trường cũng chỉ quản lý được ở góc độ bảo mật, còn về thang điểm và giáo viên chấm có đúng hay không thì không kiểm tra

được mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự công minh của giáo viên. Chính vì thế việc tăng cường kiểm tra, thanh tra của Nhà trường trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên, cũng là một trong những yếu tố nâng cao chât lượng đào tạo cho Nhà trường nói chung và hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 74 - 76)