Phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 63 - 65)

Theo như số liệu thống kê của điều tra cho thấy khi được hỏi sinh viên “Hình thức thi kết thúc học phần, đánh giá kết quả học tập nào là phù hợp với sinh viên hiện nay cho các môn lý thuyết” thì 41,2% chọn phương án thi vấn đáp, 38,5% chọn thi trắc nghiệm, 13,5% thi tự luận và 6,7 % là kết hợp giữa vấn đáp và trắc nghiệm”. Cũng với câu hỏi này, khi được hỏi cán bộ quản lý và giáo viên thì 32.6% giáo viên chọn thi vấn đáp, 26,9% chọn thi trắc nghiệm, 19,6% thi tự luận và 22 % là tùy theo từng môn học mà chọn phương thức cho phù hợp.

Với câu hỏi này, cả giáo viên và sinh viên đều cho rằng thi vấn đáp là phù hợp nhất, sau đó là trắc nghiệm khách quan, tự luận và cuối cùng là các biện pháp khác.

Trên thực tế, đối với các học phần lý thuyết như môn: Toán, Lý, Hóa, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lich sử Đảng, Pháp luật xây dựng, Ngoại ngữ v.v. Hiện nay, phần lớn các môn này được áp dụng hình thức thi tự luận và thi vấn đáp là chủ yếu, chưa khai thác kết hợp nhiều hình thức thi đa dạng hoặc thi trắc nghiệm. Một phần do giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ra đề thi trắc nghiệm, mặt khác giáo viên ngại biên soạn đề thi trắc nghiệm và tâm lý sợ lộ đề. Đối với quan niệm của từng giáo viên và đặc điểm của từng môn học, giáo viên cũng có quan điểm khác nhau về phương pháp đánh giá kết quả bài thi. Đối với các giáo viên dạy môn toán, phần lớn họ lựa chọn phương pháp thi tự luận, với các môn khoa học xã hội thì lựa chọn phương pháp thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm, để tránh cho sinh viên học tủ và kiểm tra được nhiều kiến thức. Một vài ý kiến khác, mà giáo viên chọn phương án chưa phù hợp, đó là do quy định về trọng số điểm giữa bài điều kiện và điểm thi kết thúc học phần. Dẫn đến việc kiểm tra thường xuyên ít và chưa phù hợp với đặc thù của từng môn học.

Đối với hình thức kiểm tra đánh giá của các môn học đồ án, bài tập lớn và thực hành thí nghiệm thì 5,41% sinh viên khi được hỏi cho là rất phù hợp, 66.22% sinh viên trả lời phù hợp và 28,4% cho là không phù hợp. Với câu hỏi đó khi được hỏi giáo viên và cán bộ quản lý thì 60,87% là phù hợp và 39,1% cho rằng không phù hợp.

Tuy nhiên với câu hỏi “Việc áp dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá của Trường có đa dạng và hiệu quả hay không?” chúng tôi đã thu được nhiểu ý kiến khác nhau. Theo số liệu điều tra cho thấy 6.52% số cán bộ quản lý và giáo viên chọn phương án rất đa dạng và hiệu quả, 43.48% trả lời đa dạng và hiệu quả và 50% chọn phương án không đa dạng, không hiệu quả. Còn với sinh viên 8.78% chọn rất đa dạng và hiệu quả, 71.62% chọn phương án đa dạng và hiệu quả, chỉ có 19,6% chọn không đa dạng và không hiệu quả.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Rất đa dạng và hiệu quả Đa dạng và hiệu quả Không đa dạng, không

hiệu quả

Giáo viên, cán bộ quản lý Sinh viên

Hình 2.3. Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học

Rõ ràng giữa giáo viên với giáo viên, sinh viên với sinh viên đã có những nhận thức và quan điểm khác nhau về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Bên cạnh đó, do chưa có sự thống nhất về quy trình ra đề thi, giáo viên dạy lớp nào thì ra đề, coi thi và chấm điểm lớp đó, dẫn đến mức độ khó của đề kiểm tra giữa các lớp chưa thống nhất, nội dung, mục đích cũng khác nhau.

Với các học phần đồ án môn học, có một phương thức duy nhất là sinh viên thể hiện đồ án xong, nộp cho giáo viên chấm. Hai năm trở lại đây, có một số bộ

môn thuộc khoa Xây dựng như bộ môn Bê tông, bộ môn Thép đã tổ chức cho sinh viên thuyết trình và bảo vệ đồ án môn học của mình trước giáo viên và cả lớp, sau đó giáo viên sẽ hỏi và đồng thời giải đáp các thắc mắc, những hạn chế mà sinh viên còn thiếu ngay trong buổi bảo vệ đồ án môn học. Điều này còn rèn luyện cho sinh viên có bản lĩnh, kỹ năng khi đứng trước đám đông để diễn thuyết và bảo vệ ý tưởng của mình. Tuy nhiên cách này vẫn chưa khai thác hết các hình thức đa dạng khác như sinh viên tự đánh giá và các sinh viên đánh giá lẫn nhau.

Với các học phần thí nghiệm và thực tập như thực tập trắc địa, địa chất công trình, sinh viên chỉ làm thí nghiệm đo đạc tại sân trường mà không có điều kiện đi thực tế ở các công trường hay địa hình khác nhau, đó cũng là một hạn chế đối với sinh viên, khi họ không có điều kiện thực tế với các địa hình khác nhau, dẫn đến kết quả thực tập không phản ánh hết khả năng của sinh viên, phần nào còn bị hạn chế.

Tuy nhiên phần kiểm tra điều kiện hay còn gọi là kiểm tra giữa kỳ thường chưa được cải tiến nhiều, phần lớn giáo viên tự ra đề hoặc chấm điểm quá trình bằng chấm điểm chuyên cần. Khi được hỏi là “việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập có được giáo viên tiến hành thường xuyên không?” thì 87,77% giáo viên, cán bộ quản lý và 85,13% sinh viên khi được hỏi đều trả lời là thường xuyên, nhưng theo thực tế đánh giá thì việc kiểm tra có thường xuyên, nhưng không hiệu quả và thống nhất vì còn mang tính hình thức, mỗi giáo viên có một cách ra đề hoặc chấm điểm khác nhau, ngay trong một bộ môn việc ra đề cũng không thống nhất, giữa nội dung và hình thức của bài thi giữa kỳ, việc chấm điểm chuyên cần cũng không theo một quy định chung mà tùy theo từng giáo viên, người dễ, người khó. Do đó cũng không phản ánh chính xác kết quả kiểm tra đánh giá của điểm giữa kỳ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 63 - 65)